Bất ngờ với Tây Du Ký từ năm 1927: Trang phục hở hang, hoá trang như phim kinh dị

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3 4 549Kỳ mới nhất

Phiên bản Tây Du Ký năm 1927 tuy được sản xuất ở Trung Quốc, nhưng nơi phát hiện ra nó lại ở tận Na Uy.

Với những người hâm mộ Tây Du Ký, phần lớn đã quá quen thuộc với phiên bản phim truyền hình kinh điển năm 1986. Thế nhưng ít ai biết rằng, bộ phim nổi tiếng này còn có một phiên bản ra đời từ năm 1927, tính đến nay đã hơn 90 năm tuổi. 

Bất ngờ với Tây Du Ký từ năm 1927: Trang phục hở hang, hoá trang như phim kinh dị - 1

Bộ phim câm đen trắng này có tên Động bàn tơ, nội dung dựa trên tình tiết Tôn Ngộ Không giải cứu Đường Tăng khi đi đến hang ổ của bầy yêu tinh nhền nhện. Gần như không ai biết về tác phẩm này cho đến tận năm 2011, khi Thư viện quốc gia Na Uy rà soát lại 9000 cuộn phim cổ họ đang lưu trữ. 

Bất ngờ với Tây Du Ký từ năm 1927: Trang phục hở hang, hoá trang như phim kinh dị - 2

Khi đang thống kê lại, Thư viện quốc gia Na Uy bất ngờ tìm thấy một cuộn phim có tiêu đề ghi bằng tiếng Trung, được biết đây là bộ phim Châu Á đầu tiên được trình chiếu tại quốc gia này. Sau đó, họ mới phát hiện ra bộ phim này dựa trên cuốn tiểu thuyết Tây Du Ký nổi tiếng của tác giả Ngô Thừa Ân.

Bất ngờ với Tây Du Ký từ năm 1927: Trang phục hở hang, hoá trang như phim kinh dị - 3

Cuộn phim có cả phụ đề tiếng Trung và tiếng Na Uy, được coi là bản sao duy nhất còn tồn tại vì không thể tìm thấy bản gốc. Do bị lưu trữ quá lâu, nhiều thước phim đã bị hư hại nặng nề. Vì thế, các chuyên gia ở Na Uy đã phải phục chế lại rồi mới trao trả cho Cục lưu trữ Điện ảnh Trung Quốc.

Bất ngờ với Tây Du Ký từ năm 1927: Trang phục hở hang, hoá trang như phim kinh dị - 4

Do là bản phim câm nên rất khó để nhận xét về nội dung cũng như các tình tiết của Tây Du Ký phiên bản năm 1927 này. Tuy nhiên, dựa vào hình ảnh trong phim đã cho thấy trình độ diễn xuất của những diễn viên thuộc hàng ngũ đi đầu của nền điện ảnh Trung Quốc. 

Bất ngờ với Tây Du Ký từ năm 1927: Trang phục hở hang, hoá trang như phim kinh dị - 5

Khi các hình ảnh trong phim được công bố, nhiều khán giả cảm thấy bất ngờ với mức độ "bạo dạn" của các diễn viên thời ấy. Trong nhiều phân cảnh, có thể thấy diễn viên cả nam và nữ đều không ngại khoe da thịt trên màn ảnh rộng.

Bất ngờ với Tây Du Ký từ năm 1927: Trang phục hở hang, hoá trang như phim kinh dị - 6

Một số người cho rằng, điều này rất dễ hiểu vì vào thời điểm đó, văn hóa phương Tây đã du nhập vào Trung Quốc nên các diễn viên cũng phải ăn mặc hợp thời và hợp thị hiếu của công chúng. 

Bất ngờ với Tây Du Ký từ năm 1927: Trang phục hở hang, hoá trang như phim kinh dị - 7

Điều đáng chú ý là việc hóa trang các nhân vật trông cực kỳ đáng sợ, không kém gì phim kinh dị thời nay. Trong một phân cảnh, có thể thấy tạo hình của Trư Bát Giới phải đeo chiếc mặt nạ hình đầu heo, khác hoàn toàn so với các phiên bản sau này. 

Bất ngờ với Tây Du Ký từ năm 1927: Trang phục hở hang, hoá trang như phim kinh dị - 8

Trong khi đó, nhân vật Tôn Ngộ Không và Đa Mục Quái được hóa trang vô cùng cầu kỳ, ghê rợn và cực kỳ ám ảnh người xem. Đường Tăng lại được nhận xét có nét hiền lành, yếu đuối nhưng lại bị trang điểm quá đậm. Điểm sáng của bộ phim này chính là bầy yêu tinh nhện ai cũng xinh đẹp, mang đậm các đặc điểm của người Châu Á. 

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3 4 549Kỳ mới nhất
Mỹ nhân nhận cát-xê cao nhất Tây du ký 1986, được máy bay riêng đưa đón

Chỉ xuất hiện 3 phút, nữ diễn viên này được nhận cát-xê cao hơn cả Tôn Ngộ Không.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Oanh Nguyễn ([Tên nguồn])
Tây Du Ký 1986: Chuyện giờ mới kể Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN