Ẩn ý đằng sau danh xưng "ông ngoại" với lũ yêu quái của Tôn Ngộ Không là gì?

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Trong Tây Du Ký 1986, nếu người xem để ý thì thường nghe thấy rất nhiều lần Tôn Ngộ Không xưng là "ông ngoại Tôn" khi gặp lũ yêu ma quỷ quái. Lý do vì sao Tề Thiên Đại Thánh lại xưng hô như vậy?

Thầy trò Đường Tăng trong Tây Du Ký 1986.

Thầy trò Đường Tăng trong Tây Du Ký 1986.

Tôn Ngộ Không là nhân vật thần thông quảng đại nhất trong Tây Du Ký. Là trụ cột của đoàn đi thỉnh kinh, là đệ tử mà Đường Tăng tin cậy nhất. Trên đường đi Tây Thiên, họ thường xuyên gặp phải yêu ma quỷ quái muốn bắt và ăn thịt Đường Tăng để được bất tử.

May mắn có Tôn Ngộ Không bên cạnh, Đường Tăng mới có thể thoát hiểm. Vì vậy, mỗi khi cứu sư phụ, Tôn Ngộ Không luôn xông pha đầu tiên, chiến đấu với các loại yêu ma, các phân đoạn chiến đấu cũng rất hấp dẫn.

Tôn Ngộ Không nổi tiếng khắp tam giới.

Tôn Ngộ Không nổi tiếng khắp tam giới.

Tôn Ngộ Không nổi tiếng khắp tam giới. Trận đại náo thiên cung 500 năm trước khiến nhiều thần tiên và yêu quái nhận ra anh không dễ bị đánh bại. Vì vậy, trên đường đi thỉnh kinh, danh tiếng của Tề Thiên Đại Thánh luôn khiến nhiều yêu quái nhỏ bé run sợ.

Gần như trước mọi yêu ma quỷ quái, đại đồ đệ của Đường Tăng chưa bao giờ biết run sợ là gì. Ngược lại, Tề Thiên Đại Thánh rất tự tin khi phải đối diện với đám yêu quái. Nếu chú ý, mỗi khi chiến đấu với yêu ma, Tôn Ngộ Không sẽ lại tự xưng mình là "ông ngoại Tôn". Tại sao lại có cách xưng hô lạ lùng như vậy? Chẳng lẽ Tôn Ngộ Không lại nhận họ hàng với kẻ xấu hay sao?

Ẩn ý đằng sau danh xưng "ông ngoại" với lũ yêu quái của Tôn Ngộ Không là gì? - 3

Tôn Ngộ Không đã nhiều lần xưng "ông ngoại" với đám yêu quái, vừa để ra oai, vừa để vạch rõ ranh giới với chúng. Ảnh minh họa: Internet.

Theo phân tích, văn hóa phương Đông quan niệm gia đình bên nội mới là những người có liên quan trực tiếp đến mình, còn bên ngoại được ví như đến từ bên ngoài. Vì thế cách xưng "ông ngoại" là để vạch rõ ranh giới, tuyên bố không liên quan đến lũ yêu quái.

Cũng có ý kiến cho rằng, văn hóa Trung Hoa xem "ông ngoại" là một người già, có địa vị cao và rất quyền lực. Khi tự nhận là "ông ngoại", Tôn Ngộ Không đang muốn ngầm tuyên bố mình là người bề trên, hơn hẳn bọn yêu quái. Đây là thái độ coi thường.

Cách xưng hô của Tôn Ngộ Không có liên quan đến trải nghiệm của tác giả Ngô Thừa Ân. Ảnh minh họa: Internet.

Cách xưng hô của Tôn Ngộ Không có liên quan đến trải nghiệm của tác giả Ngô Thừa Ân. Ảnh minh họa: Internet.

Thế nhưng ý nghĩa thật sự là gì chắc chỉ có Ngô Thừa Ân mới biết. Những gì chúng ta nói đều chỉ là phỏng đoán mà thôi.

Trong bản gốc, rất nhiều lần Tôn Ngộ Không xưng "ông ngoại" với yêu quái, duy chỉ có một lần xưng "ông nội" trước mặt Thần Sấm. Tại sao Tôn Ngộ Không lại thích xưng "ông ngoại"? Điều này liên quan đến bối cảnh gia đình của tác giả Ngô Thừa Ân.

Toàn bộ tác phẩm Tây Du Ký không chỉ là ẩn dụ cho tình hình lịch sử lúc bấy giờ mà còn chứa đựng những suy nghĩ, trải nghiệm cá nhân của tác giả. Việc Tôn Ngộ Không thích xưng "ông ngoại" cũng không ngoại lệ.

Trong những năm tháng lớn lên của Ngô Thừa Ân, ông không có dịp sử dụng từ "ông nội". Ông nội Ngô Thừa Ân qua đời từ năm ông 4 tuổi. Ngay từ nhỏ ông đã không có cơ hội sử dụng từ này nhiều. Cha Ngô Thừa Ân cũng mất sớm, con trai ông sau này cũng không còn ông nội.

Cha con Ngô Thừa Ân đều xa lạ với danh xưng "ông nội" nhưng lại có nhiều ông ngoại. Từ khi còn nhỏ, ông đã có 2 ông ngoại nên được bù đắp tình cảm rất nhiều. Hơn nữa, Ngô Thừa Ân còn có một chị gái lớn hơn mình nhiều tuổi. Trong ký ức thơ ấu của Ngô Thừa Ân, con của chị gái mỗi khi tới nhà chơi đều gọi cha ông là "ông ngoại".

Những trải nghiệm đặc biệt trong thời thơ ấu đã khiến Ngô Thừa Ân tránh nhắc đến từ "ông nội". Từ đó, Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký thường xưng "ông ngoại" với đám yêu quái.

Dù xưng như thế nào, thái độ quả cảm, không khuất phục dù gặp đối thủ như thế nào của Tôn Ngộ Không vẫn là điều đọng lại sâu sắc nhất với khán giả. Đức tính đặc biệt đó cũng là điểm được yêu thích nhất của Tề Thiên Đại Thánh.

Nguồn: [Link nguồn]

Trong phim, Tôn Ngộ Không vì đại náo thiên cung mà bị Phật Tổ Như Lai nhốt 500 năm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn. Tuy nhiên, trên thực tế, tại Trung Quốc không có ngọn núi nào có tên như vậy.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tùng Lâm (t/h) ([Tên nguồn])
Hậu trường phim Tây Du Ký 1986 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN