Phong tục đám cưới kỳ lạ của người thiểu số ở Trung Quốc

Sự kiện: Du lịch Châu Á

Hôn nhân ở bất kỳ quốc gia hay dân tộc nào cũng mang ý nghĩa rất trang trọng và những phong tục đám cưới sau đây của các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc thể hiện văn hóa dân tộc phong phú của họ.

Dân tộc Buyi

Phong tục đám cưới kỳ lạ của người thiểu số ở Trung Quốc - 1

Theo phong tục truyền thống của người Buyi ở tỉnh Quý Châu, từ khi còn đang mang bầu, cha mẹ đã chuẩn bị hôn nhân cho con. Sau những cuộc hẹn hò kín đáo và lễ đính hôn, cha mẹ tổ chức hôn lễ hoành tráng khi con cái họ được 5 hoặc 6 tuổi. Sau các nghi lễ, trẻ vẫn sống cùng gia đình mình và tiếp tục tuổi thơ hạnh phúc.

Jiagu là một loại mũ có khung làm bằng vỏ tre được phủ bằng vải batik. Vào mùa đội Jiagu trong tháng 4 hoặc tháng 8 - 9, mẹ và chị của chú rể hoặc 2 người họ hàng (là phụ nữ) sẽ mang một con gà và jiagu đến nhà cô dâu. Nếu bị bắt được, cô dâu sẽ bị vấn tóc và đưa về nhà chồng. Thiếu nữ Buyi đội jiagu nghĩa là đã kết thúc cuộc sống với cha mẹ và bắt đầu cuộc hôn nhân.

Dân tộc Yi

Phong tục đám cưới kỳ lạ của người thiểu số ở Trung Quốc - 2

Người Yi kết hôn bằng cách tranh giành. Nếu muốn kết hôn, bạn phải có một sức khỏe dẻo dai và thành thạo một số kỹ năng như đấu vật, ca hát và chèo kéo cũng như có một trí óc dũng cảm và sự linh hoạt. Ngoài ra, bạn cũng phải có một đội ngũ hùng hậu để đón dâu và xây dựng tinh thần vững vàng trước vì bạn có thể sẽ gặp nhiều trở ngại trong việc "cướp" cô dâu. 

Người Yi tin rằng, nước có thể trừ tà và tạo ra hạnh phúc. Vì vậy, té nước thường thấy trong đám cưới của người Yi. Chú rể sẽ chọn một số chàng trai mạnh mẽ và thông minh để hoàn thành nhiệm vụ đón dâu cùng mình. Họ không chỉ phải chịu đựng cái lạnh của nước, mà còn phải giúp chú rể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Dân tộc Amei

Phong tục đám cưới kỳ lạ của người thiểu số ở Trung Quốc - 3

Xã hội mẫu hệ là nét văn hóa đặc trưng của người Amei ở Đài Loan. Đàn ông đã kết hôn sống với gia đình cô dâu và phụ nữ được thừa kế tài sản của gia đình. Những cậu bé được gửi đến một câu lạc bộ vị thành niên để đào tạo khi bước vào tuổi 13, tham dự các bài kiểm tra thể lực 3 năm một lần để được thăng hạng lên câu lạc bộ cấp cao hơn. Nam giới người Amei chỉ có thể kết hôn sau khi sống trong câu lạc bộ người lớn và đủ 22 tuổi. Họ được huấn luyện để trở thành những chiến binh bảo vệ bộ tộc. Nếu những người đàn ông ly hôn, họ trở lại câu lạc bộ người lớn và chờ đợi cơ hội tiếp theo cho cuộc hôn nhân thứ hai.

Dân tộc Bai

Phong tục đám cưới kỳ lạ của người thiểu số ở Trung Quốc - 4

Là một dân tộc cổ, người Bai có nền văn hóa, văn minh phong phú và bao dung trong tình yêu và hôn nhân. Do đó, người Bai tận hưởng những ngày tự do tình dục ngay cả sau khi đã kết hôn.

Cùng với truyền thống, mỗi thành viên trong gia đình có thể tận hưởng 3 ngày tự do và riêng tư mỗi năm để đoàn tụ với người tình một thời của họ và tìm kiếm sự thoải mái. Họ có thể đón nhận sự thân thiết, thậm chí sống cùng nhau mà không bị bất kỳ ai can thiệp. Sau 3 ngày, họ phải trở lại cuộc sống gia đình bình thường.

 Dân tộc Dai

Phong tục đám cưới kỳ lạ của người thiểu số ở Trung Quốc - 5

Người Dai theo tục gả nam cho nữ ở độ tuổi nhất định. Theo truyền thống của họ, đàn ông chỉ được coi là trưởng thành sau khi trở thành nhà sư trong vài năm, những ngôi đền là trường học tạm thời của họ. Các nhà sư được phép yêu các cô gái. Đối với người Dai, các chàng trai và cô gái thường yêu nhau ở tuổi vị thành niên. Du khách có thể bắt gặp trên đường làng ngõ xóm những cậu bé mặc áo tu hành đi xe đạp chở những cô bé xinh tươi như hoa đi dạo phố. Phong tục yêu sớm này cùng sự hấp dẫn của nền văn hóa dân tộc đầy lãng mạn đã phát triển thành văn hóa đặc trưng của người Dai.

Nguồn: [Link nguồn]

Những bộ lạc cổ đại đã sống sót qua thử thách của thời gian

Hãy cùng tìm hiểu thêm về những bộ lạc cổ đại vẫn còn tồn tại và phần lớn chưa biết về thế giới bên ngoài rừng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hàn Ly (Theo cits) ([Tên nguồn])
Du lịch Châu Á Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN