Những điểm khác nhau về phong tục đón tết âm lịch các nước

Sự kiện: Du lịch Châu Á

Tết Nguyên đán là thời điểm để bạn sum họp cùng gia đình và bạn bè, tuy nhiên, mỗi quốc gia tổ chức lễ hội theo cách riêng của dân tộc mình. Cùng tìm hiểu xem tết ở các nước khác nhau như thế nào nhé.

Việt Nam 

Những điểm khác nhau về phong tục đón tết âm lịch các nước - 1

Tết Nguyên đán là một trong những lễ hội thiêng liêng nhất đối với người Việt Nam. Được tính theo âm lịch, Tết thường được tổ chức vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 dương lịch. Tết là thời gian để gặp gỡ và sum họp với gia đình đồng thời cũng là thời điểm tưởng nhớ tổ tiên đã khuất. Hy vọng may mắn và khởi đầu mới trong năm tới được biểu tượng bằng Mâm ngũ quả, hoa và cây đào, cành mai. Tết thường kéo dài trong 3 ngày nhưng có thể tiếp tục trong một tuần, khi đó mọi người, ăn thịt, bánh chưng cũng như nhiều loại kẹo bánh trái cây khác nữa.

Hàn Quốc 

Những điểm khác nhau về phong tục đón tết âm lịch các nước - 2

Tết Nguyên đán ở Hàn Quốc được gọi là Seollal. Seollal là thời gian để tưởng nhớ tổ tiên và gặp gỡ với gia đình cùng bạn bè. Đây cũng là thời gian để ôn lại truyền thống văn hóa và ẩm thực của Hàn Quốc. Không có gì lạ khi thấy mọi người mặc Hanbok, thực hiện các nghi thức tổ tiên, chơi các trò chơi truyền thống và nghe những câu chuyện dân gian cũ. Tteokguk (súp bánh gạo), Galbi Jjim (sườn om) và Jeon (bánh xèo Hàn Quốc) là một số món ăn ngon bạn sẽ thấy trong Seollal.

Trung Quốc 

Những điểm khác nhau về phong tục đón tết âm lịch các nước - 3

Tết Nguyên đán ở Trung Quốc là thời gian quan trọng nhất để người dân Trung Quốc tưởng nhớ tổ tiên và dành thời gian sum vầy gia đình và bạn bè. Bữa tối đón năm mới tại nhà được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong năm. Hàng triệu người cố gắng để về nhà trước bữa ăn đêm giao thừa, điều này tạo ra lưu lượng giao thông cực kỳ cao trên toàn quốc, được gọi là cuộc di cư hằng năm lớn nhất thế giới.

Campuchia 

Những điểm khác nhau về phong tục đón tết âm lịch các nước - 4

Ở Campuchia, Tết Nguyên đán không phải là một ngày lễ chính thức, nhưng nhiều người Campuchia, đặc biệt là những người có gốc Trung Quốc cũng muốn ăn mừng nó. Tương tự như Tết Nguyên đán ở Trung Quốc, vào đêm giao thừa, người ta nấu rất nhiều món ăn truyền thống của Trung Quốc để cầu nguyện cho tổ tiên, sau đó là một bữa tối gia đình lớn. Vào ngày đầu năm, mọi người cũng tặng bao lì xì màu đỏ cho bạn bè và người thân đến thăm. Một số gia đình thuê các đoàn múa lân, sư tử biểu diễn tại các địa điểm kinh doanh của họ để chào đón năm mới.

Philippines 

Những điểm khác nhau về phong tục đón tết âm lịch các nước - 5

Tết Nguyên đán chỉ được tổ chức bởi người Philippines gốc Trung Quốc, nhưng ngày nay trong dân số nói chung, có một thói quen ngày càng tăng và họ thường tặng bánh trung thu và bánh gạo năm mới (tikoy) cho nhau. Vào đêm giao thừa, có những màn pháo hoa ở các khu phố Tàu trên khắp đất nước và những điệu múa rồng trong trung tâm thương mại đang trở nên phổ biến hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

Những xu hướng du lịch cuốn hút du khách trong tương lai

Du lịch mạo hiểm tiếp tục phát triển phổ biến, với ít nhất 42% tất cả khách du lịch muốn tham gia vào một hoặc một...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hàn Ly (The sbs.com) ([Tên nguồn])
Du lịch Châu Á Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN