Những đền, chùa nổi tiếng linh thiêng ở miền Bắc hút khách đầu xuân

Các địa điểm như chùa Hương, lễ đền bà chúa Kho, chùa Yên Tử hay chùa Bái Đính… đều là những điểm đến du xuân được nhiều người lựa chọn để đến tham quan trong những ngày xuân.

Chùa Hương - "Nam thiên đệ nhất động" 

Chùa Hương là một trong những ngôi chùa linh thiêng, một địa danh nổi tiếng ở miền Bắc. Đây là một khu quần thể Chùa chiền nằm rải rác từ chân núi Hương Tích cho đến tận đỉnh núi. Lễ hội chùa Hương bắt đầu từ Rằm Tháng Giêng, còn được coi là ngày lễ mở cửa rừng theo tục của người dân địa phương. Trước ngày hội mở, tất cả các chùa, miếu và các đình đều để khói hương nghi ngút và không khí lễ hội bao trùm toàn bộ xã Hương Sơn.

Chùa Hương - một địa danh nổi tiếng ở miền Bắc. Ảnh: Zing

Chùa Hương - một địa danh nổi tiếng ở miền Bắc. Ảnh: Zing

Đây là miền đất Phật - nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành. Chính bởi lẽ đó, cầu bình an chính là điều nhiều người tới xin nhất tại Chùa Hương.

Chùa Yên Tử - Đất Tổ Phật giáo Việt Nam 

Yên Tử (còn gọi là Bạch Vân Sơn) là một địa danh quan trọng trong bản đồ tâm linh của Việt Nam, vốn được gọi như "Đất tổ của phật giáo Việt Nam". Không chỉ nổi tiếng là một vùng đất linh thiêng, Yên Tử còn là một danh thắng đẹp được các du khách trong và ngoài nước yêu thích. 

Yên Tử cao 1.068 m. Chùa Trình là nơi du khách ghé vào đầu tiên khi lên Yên Tử. Nơi đây còn có Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử - nơi tụ học của các nhà sư và cư sĩ hay cầu Giải Oan, chùa Giải Oan - nơi các phi tần, cung nữ của vua Trần Nhân Tông vì quá yêu vua, lên núi cầu xin vua trở lại triều đình nhưng không được, các bà đắm mình xuống suối tự vẫn. 

Chùa Bái Đính - Quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á 

Chùa Bái Đính có khuôn viên rộng 539 ha.

Chùa Bái Đính có khuôn viên rộng 539 ha.

Chùa nằm cách Hà Nội 100 km và cách thành phố Ninh Bình 18km, tọa lạc trên dải đất linh thiêng “núi gối đầu sông, mây vờn non đỉnh” tại thôn Sinh Dược, Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình. Chùa Bái Đính có khuôn viên rộng 539 ha bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80ha khu chùa Bái Đính mới. Mỗi năm nơi đây đều vinh dự chào đón hàng vạn Phật tử xa gần về hành hương.  

Từ tháng giêng đến tháng 3 âm lịch là thời điểm đẹp nhất để đi chùa Bái Đính. Trong tiết trời se lạnh nhưng hân hoan của những ngày đầu năm mới đi vãn cảnh du xuân thì còn gì bằng. Du khách có thể kết hợp lễ chùa cầu may và tham gia các lễ hội lớn ở Bái Đính. Vì là mùa đẹp nhất và mang ý nghĩa tâm linh nên thời gian này khách du lịch thường rất dày đặc.

Chùa Dâu - ngôi chùa cổ nhất Việt Nam 

Chùa Dâu - một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất cả nước. Ảnh: I.T

Chùa Dâu - một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất cả nước. Ảnh: I.T

Chùa Dâu còn có tên là Diên Ứng, Pháp Vân hay Cổ Châu, tọa lạc ngay trung tâm của khu di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu và phong phú bậc nhất của quê hương Kinh Bắc. Chùa Dâu là ngôi chùa cổ nhất Việt Nam đồng thời là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất cả nước.

Bên cạnh Chùa Dâu, Bắc Ninh cũng sở hữu một vài ngôi chùa khác mà du khách có thể ghé đến như chùa Phật Tích, chùa Bút Tháp, đình Đình Bảng. 

Đền Bà Chúa Kho - Cầu công danh, tài, lộc 

Nói đến những ngôi chùa linh thiêng nhất miền Bắc, thật thiếu sót nếu không kể đến Đền Bà Chúa Kho. Hiếm có ngôi đền nhỏ nào mà thu hút đông đảo người dân, đặc biệt là giới kinh doanh, buôn bán đến vậy. 

Khách thập phương tới đây không chỉ cầu bình an, sức khỏe mà còn xin công danh, tài lộc cho bản thân. Đặc biệt, người ta thường có câu nói "đầu năm vay bà, cuối năm trả nợ" với niềm tin rằng xin Bà Chúa Kho cho vay vốn làm ăn, mong muốn một năm mới thuận buồm xuôi gió, phát tài, phát lộc.

Phủ Tây Hồ - ngôi chùa linh thiêng đất thủ đô

Phủ Tây Hồ chính là địa chỉ nhiều người dân thủ đô tìm về vào những dịp đầu tháng hoặc ngày Rằm, đặc biệt là dịp đầu xuân năm mới. Nơi đây được xem là một trong những nơi chốn linh thiêng nhất Hà Nội. Phủ thờ Bà Chúa Liễu Hạnh - vị chúa Mẫu quyền năng trong Tứ Bất Tử Việt Nam.

Nguồn: [Link nguồn]

Tấp nập người dân đi lễ chùa đầu năm ở ngôi chùa lớn nhất tỉnh Sơn La

Đi lễ chùa đầu năm trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người Việt Nam, đi chùa không chỉ cầu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huyền Thanh ([Tên nguồn])
Mở cửa thấy Tết Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN