Những đất nước "già ơi là già"
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) xếp hạng các quốc gia, vùng lãnh thổ theo tuổi thọ trung bình của người dân để tìm ra tốp các nước có người dân sống thọ nhất.
Bản Khảo sát Cạnh tranh Toàn cầu vừa được công bố của WEF không chỉ chú trọng về kinh tế của các nước, vùng lãnh thổ trên thế giới mà còn nghiên cứu tình hình sức khỏe của người dân. Đúng như dự đoán, những nơi có nền kinh tế càng phát triển thì người dân càng sống lâu hơn nhờ vào các dịch vụ y tế phát triển cũng như chế độ ăn uống lành mạnh.
Tuy nhiên, điều thú vị là một vài quốc gia trong danh sách có tuổi thọ người dân không cao như dự kiến do sự gia tăng của các vấn đề sức khỏe tinh thần, dẫn đến tình trạng tự tử.
Dưới đây là danh sách 13 quốc gia, vùng lãnh thố có tuổi thọ người dân trung bình cao nhất thế giới (xếp từ thấp tới cao).
1. Hồng Kông (84 tuổi)
Rất nhiều tạp chí y khoa ghi nhận rằng truyền thống tập Thái Cực Quyền của người dân Hồng Kông giúp họ duy trì sức khỏe và hoạt động thể chất khi về già. Sở thích ăn các món hấp và uống trà cũng giúp người dân Hồng Kông có chế độ ăn uống cân bằng.
2. Nhật Bản (83,6 tuổi)
Ba năm trước, Nhật Bản rơi xuống hạng 2 trong bảng xếp hạng bởi tình trạng tự tử ở phụ nữ tăng cao. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn là một trong những nơi có người dân sống thọ nhất nhờ chế độ ăn uống lành mạnh.
Nhật Bản. Ảnh: Independent
3. Tây Ban Nha (83,1 tuổi)
Quốc gia này vốn nổi tiếng với chế độ ăn kiêng kiểu Địa Trung Hải, được các bác sĩ ca ngợi là có khả năng giúp con người sống lâu và khỏe mạnh. Chế độ ăn này gồm toàn rau quả tươi và cá cùng các chất béo có lợi như dầu ô liu và các loại hạt.
4. Thụy Sĩ (82,8 tuổi)
Sự thịnh vượng của quốc gia này giúp người dân luôn được đáp ứng các chế độ chăm sóc sức khỏe và ăn uống lành mạnh. Thụy Sĩ cũng là quê hương của người phụ nữ từng nắm giữ kỷ lục người già nhất thế giới, bà Rosa Rein (1897-2010).
5. Ý (82,7 tuổi)
Theo tờ tạp chí y khoa nổi tiếng The Lancet, người Ý có xu hướng sống rất thọ nhờ tỉ lệ chênh lệch giàu - nghèo thấp. Điều này có nghĩa phần lớn dân số Ý đều có khả năng ăn các loại thức ăn tươi, sạch.
6. Singapore (82,6 tuổi)
Tuổi thọ trung bình tại đảo quốc sư tử đã tăng lên trong hơn 30 năm qua nhờ công tác y tế dự phòng và điều trị chất lượng cao.
7. Pháp (82,4 tuổi)
Ảnh: Independent
Pháp là một trong những nước có tỉ lệ người mắc bệnh béo phì thấp nhất trong các nước OECD, giúp người dân tại quốc gia này có tuổi thọ trung bình cao.
8. Úc (82,3 tuổi)
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lối sống lành mạnh và chế độ y tế ngày càng phát triển ở Úc giúp tuổi thọ người dân tại đất nước này tăng cao.
Đồng hạng 9: Israel (82,2 tuổi)
Đàn ông ở Israel có tỉ lệ sống thọ thuộc hàng cao nhất thế giới, bất chấp việc bị bắt buộc phải phục vụ trong quân đội.
Đồng hạng 9: Luxembourg (82,2 tuổi)
Quốc gia này có dân số rất thấp khi so với các nước còn lại của châu Âu nhưng thu nhập bình quân đầu người lại cao. Điều này giúp người dân dễ dàng có một chế độ ăn uống lành mạnh và các dịch vụ y tế tốt nhất.
Ảnh: Independent
Đồng hạng 9: Hàn Quốc (82,2 tuổi)
Nhờ kinh tế được cải thiện, tuổi thọ trung bình của nước này đã tăng lên trong vài năm vừa qua. Tuy nhiên, OECD cảnh báo mức độ ô nhiễm của Hàn Quốc vẫn cao khi so với các nước thành viên khác.
12. Iceland (82,1 tuổi)
Theo một cuộc bình chọn của các chuyên gia dinh dưỡng, Iceland có “Chế độ ăn uống tốt nhất thế giới”. Điều này giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch.
13. Thụy Điển (82 tuổi)
Ảnh: Independent
Trung bình, người dân Thụy Điển sống lâu hơn người dân của các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) khoảng 2 năm. Theo OECD, nguồn nước sạch chất lượng cao là lí do giúp người dân sống lâu, khỏe mạnh hơn.