Một hành tinh khổng lồ đang làm Trái Đất khó sống hơn?

Sự kiện: Du lịch, lễ hội

Lẽ ra Trái Đất sẽ thân thiện với sự sống hơn nếu một hành tinh khổng lồ và mạnh mẽ tới mức uốn nắn được quỹ đạo của nó có sự thay đổi.

Nghiên cứu mới từ Trường Đại học California ở Riverside (UCR) - Mỹ đã mô hình hóa hệ Mặt Trời của chúng ta và kiểm tra xem Trái Đất có thật sự đạt được các điều kiện hoàn hảo để sự sống phát triển hay không. Câu trả lời là không.

Vấn đề nằm ở quỹ đạo của nó, chỉ cần lệch tâm hơn một chút, tức có hình elip dài hơn một chút thay vì gần tròn như ngày nay, có thể địa cầu đã sở hữu nhiều sự sống hơn và nhiều vùng để sống hơn.

Ảnh đồ họa mô tả Trái Đất và những vị trí nó có thể trú ngụ theo các mô hình khác nhau, với vùng màu xanh lá cây là "vùng sự sống" của hệ Mặt Trời - Ảnh: NASA/JPL Caltech

Ảnh đồ họa mô tả Trái Đất và những vị trí nó có thể trú ngụ theo các mô hình khác nhau, với vùng màu xanh lá cây là "vùng sự sống" của hệ Mặt Trời - Ảnh: NASA/JPL Caltech

Như nhiều nghiên cứu trước đó chỉ ra, quỹ đạo của Trái Đất phụ thuộc nhiều vào Sao Mộc - hành tinh có khối lượng gấp 318 lần địa cầu và là hành tinh đầu tiên của hệ Mặt Trời.

"Nếu vị trí của Sao Mộc vẫn giữ nguyên nhưng hình dạng quỹ đạo của nó thay đổi, nó thực sự có thể làm tăng khả năng sinh sống của hành tinh này" - tờ SciTech Daily dẫn lời tác giả chính Pam Vervoort.

Sao Mộc quá lớn và có lực hấp dẫn quá mạnh nên trong suốt lịch sử của hệ Mặt Trời, nó đã góp phần quyết định số phận của các hành tinh anh em, đặc biệt là 4 hành tinh đá ở vùng "hệ Mặt Trời phía trong" là Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa.

Theo lý giải trong bài công bố trên tạp chí khoa học Astronomical Journal, nhiệt độ sinh sống được của một hành tinh sẽ xảy ra trong khoảng 0 đến 100 độ C - là nhiệt độ mà nước ở trạng thái lỏng, nghe có vẻ không phù hợp với bạn, nhưng là khoảng mà các dạng sống khác nhau có thể thích nghi và tồn tại.

Nếu lệch tâm hơn, nhiều vùng "chết" có nhiệt độ dưới 0 của Trái Đất sẽ có cơ hội đến gần Mặt Trời hơn khi nó đi vào vùng hẹp của quỹ đạo elip, từ đó có nhiệt độ phù hợp với sự sống hơn, mở rộng "vùng sống được" của Trái Đất.

Có thể điều đó không hay ho gì cho loài người, nhưng nếu nó xảy ra, nhiều dạng sống hơn có thể đã sinh ra và tiến hóa tốt hơn trong buổi bình minh của địa cầu.

Nghiên cứu này không chỉ cung cấp cái nhìn về những yếu tố định hình nên địa cầu ngày nay, mà còn đem lại những thông số quan trọng để từ đó các nhà thiên văn có thể tái hiện mô hình của các hệ sao khác, xác định những hành tinh có khả năng sinh sống.

Nguồn: [Link nguồn]

Quái vật “mắc kẹt” trong hộp sọ hàng triệu năm, chúng ta suýt gặp nguy?

Quá trình tiến hóa của những động vật sống trên đất liền đầu tiên từng bị chậm lại trong hàng triệu năm vì lý do bất ngờ, nghiên cứu dựa trên một loài "tổ tiên quái...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Anh ([Tên nguồn])
Du lịch, lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN