Hòn đảo cô lập nhất thế giới, ai tiếp cận cũng bị thổ dân bắn tên, ném đá

Sự kiện: Du lịch Châu Á

Nằm ở Vịnh Bengal, Đảo Bắc Sentinel thuộc Ấn Độ vẫn là một bí ẩn, mặc dù đã có dân cư sinh sống ở đây trong khoảng 60.000 năm. Không bị ảnh hưởng bởi nền văn minh hiện đại, rất ít thông tin được biết về hòn đảo Sentinelese và bộ lạc bí ẩn sống tại đây.

Hòn đảo cô lập nhất thế giới, ai tiếp cận cũng bị thổ dân bắn tên, ném đá - 1

Nhìn từ trên cao, nó có vẻ là một hòn đảo bình dị với những bãi biển tuyệt vời và một khu rừng rậm rạp, nhưng khách du lịch hoặc ngư dân không dám đặt chân lên mỏm đất này ở Ấn Độ Dương do sự đáng sợ của người dân nơi đây.

Hòn đảo cô lập nhất thế giới, ai tiếp cận cũng bị thổ dân bắn tên, ném đá - 2

Hòn đảo ở Ấn Độ Dương này là nơi sinh sống của một cộng đồng người trong suốt 60.000 năm qua. Nhưng cho đến nay, vẫn rất ít người tìm hiểu hay khám phá được gì trong hòn đảo này bởi bộ lạc bí ẩn không hề mến khách và sẵn sàng giết chết nhưng người dám xâm nhập. 

Bộ lạc bản địa đã sống trên đảo Bắc Sentinel ở Ấn Độ Dương trong khoảng 60.000 năm. Cư dân của bộ lạc rất hạn chế tiếp xúc với thế giới bên ngoài và có vẻ rất thù địch với những người không thuộc bộ lạc tiến vào hòn đảo. Họ thường bắn tên hoặc ném đá vào máy bay trong khi làm các nhiệm vụ trinh sát. Bộ tộc này hiếm khi được chụp ảnh hoặc ghi lại trên video, vì quá nguy hiểm khi đến thăm hòn đảo. Cho đến nay, chỉ có những hình ảnh khá mờ được quay, chụp lại từ máy bay. Chính phủ Ấn Độ đã từ bỏ việc tiếp xúc với người dân trên đảo và thiết lập một khu vực an toàn dài 4km.

Những du khách mạo hiểm đến quá gần Đảo Bắc Sentinel có nguy cơ bị tấn công bởi các thành viên của một bộ lạc bí ẩn, những người đã khước từ nền văn minh hiện đại và không muốn tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

Khi tiếp xúc với người ngoài, họ thường bộc lộ sự bạo lực. Người dá của bộ tộc Sentinelese bản địa đã từng giết chết 2 người đàn ông đang đánh bắt cá trái phép vào năm 2006 và bắn tên, ném đá vào máy bay tầm thấp hoặc trực thăng.

Những người thuộc bộ lạc Sentinelese, cầm lao, tụ tập trên bờ của Đảo Bắc Sentinel, nằm ở Vịnh Bengal

Những người thuộc bộ lạc Sentinelese, cầm lao, tụ tập trên bờ của Đảo Bắc Sentinel, nằm ở Vịnh Bengal

Sau trận sóng thần năm 2004, thành viên của bộ lạc Sentinelese này đã được chụp ảnh bắn một mũi tên vào một máy bay trực thăng của cảnh sát biển Ấn Độ

Sau trận sóng thần năm 2004, thành viên của bộ lạc Sentinelese này đã được chụp ảnh bắn một mũi tên vào một máy bay trực thăng của cảnh sát biển Ấn Độ

Hình ảnh vệ tinh do NASA chụp này cho thấy đảo Bắc Sentinel hoang sơ, có kích thước bằng Manhattan

Hình ảnh vệ tinh do NASA chụp này cho thấy đảo Bắc Sentinel hoang sơ, có kích thước bằng Manhattan

Hiện vẫn chưa rõ tác động của trận sóng thần năm 2004 có ảnh hưởng gì đối với dân số và hòn đảo bị coi là cô lập nhất trên thế giới này không? Chính phủ Ấn Độ đã thực hiện một số nỗ lực trong việc liên lạc với bộ lạc này nhưng đều thất bại. Họ phải từ bỏ mọi nỗ lực và cho phép bộ tộc này sống theo cách mình chọn.

Hòn đảo cô lập nhất thế giới, ai tiếp cận cũng bị thổ dân bắn tên, ném đá - 6

Tuy nhiên, gần đây, các vùng biển xung quanh hòn đảo dường như đang bị đe dọa bởi nhiều ngư dân đánh bắt trái phép hơn. Survival International cho biết, người dân trên đảo cực kỳ khỏe mạnh, cảnh giác và phát triển mạnh, nhưng vùng biển đánh cá của họ đang bị đe dọa.

Hòn đảo cô lập nhất thế giới, ai tiếp cận cũng bị thổ dân bắn tên, ném đá - 7

Không thể nói chính xác có bao nhiêu người đang sinh sống trên đảo nhưng người ta ước tính có khoảng từ 400 đến 500 người. Họ lấp ló trong các tán cây rậm rạp trên đảo. Survival International, tổ chức ủng hộ quyền của các bộ tộc, mô tả người Sentinelese là "xã hội dễ bị tổn thương nhất trên hành tinh" vì họ không có khả năng miễn dịch với các bệnh thông thường như cúm và sởi.

Theo tổ chức này, do bị cô lập hoàn toàn nên nguy cơ bộ lạc này bị xóa sổ bởi dịch bệnh là rất cao. Vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, một số người trong bộ lạc đã thiệt mạng trong các trận chiến với những người cứu hộ có vũ trang, những người đã đến thăm hòn đảo để thu hồi sắt và các hàng hóa khác từ một con tàu đắm. Trong một tuyên bố, giám đốc của Survival International, Stephen Corry, cho biết: "Các bộ lạc Andaman lớn trên quần đảo Andaman của Ấn Độ đã bị tàn phá bởi dịch bệnh khi người Anh đô hộ quần đảo vào những năm 1800".

Tổ chức này cũng cho biết thêm, sự thù địch của  những người sống trên đảo đối với người ngoài được cho là do những xung đột trong quá khứ.

Nguồn: [Link nguồn]

Thành phố đá bí ẩn ở Tân Cương hàng nghìn năm vẫn chưa bị phá hủy

Nơi này từng là một vùng đất thịnh vượng nhất trên con đường tơ lụa cổ đại.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hàn Ly (Theo dailymail) ([Tên nguồn])
Du lịch Châu Á Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN