Đến Huế chiêm ngưỡng bảo vật Cửu đỉnh độc nhất vô nhị

Cửu đỉnh triều Nguyễn là bảo vật quốc gia dạng độc bản, có một mà không có hai. Được khởi tạo dưới thời vua Minh Mạng, trải qua quãng thời gian 200 năm với bao biến thiên thời cuộc, Cửu đỉnh đến nay vẫn vẹn nguyên như thuở ban đầu.

Thế Tổ miếu

Thế Tổ miếu

Đến Huế chiêm ngưỡng bảo vật Cửu đỉnh độc nhất vô nhị - 2

Cửu đỉnh (9 chiếc đỉnh đồng) được vua Minh Mạng cho khởi đúc vào cuối năm Ất Mùi, 1835, đến tháng Giêng năm Đinh Dậu, 1837, mới hoàn thành và tôn kính làm lễ đặt đỉnh trước sân chầu Thế Tổ miếu bên trong Hoàng thành Huế, sau lưng Hiển Lâm các. Các đỉnh đồng ở nguyên tại vị trí đó cho đến ngày nay.

Đến Huế chiêm ngưỡng bảo vật Cửu đỉnh độc nhất vô nhị - 3

Đến Huế chiêm ngưỡng bảo vật Cửu đỉnh độc nhất vô nhị - 4

Cửu đỉnh có tổng trọng lượng hơn 20.300 kg, được đặt tên theo thứ tự là Cao, Nhân, Chương, Anh, Nghị, Thuần, Tuyên, Dụ, Huyền. Mỗi tên này của đỉnh được lấy từ miếu hiệu (tên để thờ cúng) của một vị vua nhà Nguyễn. Cửu đỉnh được dùng làm biểu tượng cho sự giàu đẹp, thống nhất của đất nước và ước mơ triều đại mãi vững bền. (Trong ảnh là Cao đỉnh đặt chính giữa, tượng trưng cho sự vĩ đại).

Đến Huế chiêm ngưỡng bảo vật Cửu đỉnh độc nhất vô nhị - 5

Trải qua 200 năm, với dặm dài thời gian và đi qua bao cuộc chiến tranh tàn khốc, Cửu đỉnh vẫn còn nguyên vẹn như ban đầu. Kể từ lúc dựng lập đến nay, chín chiếc đỉnh trở nên nổi tiếng về nhiều phương diện: lịch sử, tư tưởng, tín ngưỡng, địa lý, mỹ thuật, quân sự, nông nghiệp, kỹ thuật, giao thông, xã hội...

Đến Huế chiêm ngưỡng bảo vật Cửu đỉnh độc nhất vô nhị - 6

Trên mỗi thân đỉnh, ngoài hai chữ Hán lớn ghi rõ danh xưng, nhà vua còn cho tinh tuyển 17 hình tượng đại diện cho các tinh tú, tự nhiên, núi sông, linh vật, chim muông, gỗ quý, ngũ cốc, hương liệu, hoa màu, cây trái... từ dân gian đến chốn cung đình. Trên đỉnh còn khắc ghi thành tựu nổi bật như đào sông dẫn thủy, chế tạo quân khí, xây dựng thành quách, đóng thuyền lớn vươn ra biển cả.

Hình tượng "Đông hải" - Biển Đông của Việt Nam trên Cửu đỉnh.

Hình tượng "Đông hải" - Biển Đông của Việt Nam trên Cửu đỉnh.

Long - Hình tượng con rồng trên Cửu đỉnh.

Long - Hình tượng con rồng trên Cửu đỉnh.

"Nam hải" - vùng biển phía Nam của đất nước trên Cửu đỉnh

"Nam hải" - vùng biển phía Nam của đất nước trên Cửu đỉnh

Ngự Bình sơn - Núi Ngự Bình của xứ Huế trên Cửu đỉnh.

Ngự Bình sơn - Núi Ngự Bình của xứ Huế trên Cửu đỉnh.

Đến Huế chiêm ngưỡng bảo vật Cửu đỉnh độc nhất vô nhị - 11

Đến Huế chiêm ngưỡng bảo vật Cửu đỉnh độc nhất vô nhị - 12

Trên mỗi thân đỉnh được đúc tạo và khắc nổi những họa tiết hoa văn, chữ viết sống động như nêu trên đã thể hiện trình độ cao, tay nghề tinh xảo của những nghệ nhân đúc đồng dưới thời nhà Nguyễn. Theo giới chuyên môn về bảo tồn văn hóa, 9 chiếc đỉnh đồng cổ này rất xứng đáng là những tác phẩm nghệ thuật tạo hình độc đáo bậc nhất của Việt Nam.

Đến Huế chiêm ngưỡng bảo vật Cửu đỉnh độc nhất vô nhị - 13

Đến Huế chiêm ngưỡng bảo vật Cửu đỉnh độc nhất vô nhị - 14

Cửu đỉnh còn là những bản hiện vật nguyên gốc và cũng là bản duy nhất (độc bản). Từ khi được hình thành, Cửu đỉnh chưa từng được sửa chữa, dù chỉ một chi tiết nhỏ. Vì vậy, chúng có giá trị độc bản và không thể thay thế.

Đến Huế chiêm ngưỡng bảo vật Cửu đỉnh độc nhất vô nhị - 15

Đến Huế chiêm ngưỡng bảo vật Cửu đỉnh độc nhất vô nhị - 16

Cửu đỉnh được công nhận Bảo vật quốc gia năm 2012. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế hiện hoàn thành xây dựng hồ sơ gửi Bộ VH-TT&DL xem xét cho ý kiến trước khi đệ trình UNESCO công nhận Cửu đỉnh là "Di sản Tư liệu thế giới".

Nguồn: [Link nguồn]

Rừng keo lá tràm có gì hấp dẫn mà khiến hàng trăm người đổ về Mũi Né?

Những ngày đầu năm 2022, hàng trăm du khách và người dân địa phương đổ về đường Võ Nguyên Giáp – cung đường nối...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Văn ([Tên nguồn])
Địa điểm du lịch hot 63 tỉnh thành Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN