10.000 người tham gia lễ hội khỏa thân tại Nhật Bản

Sự kiện: Du lịch, lễ hội

Hàng ngàn người đã can đảm vượt qua thời tiết giá lạnh trong ngày 15/2 để tham gia “Lễ hội khỏa thân” thường niên tại Okayama, phía Nam đảo Honshu của Nhật Bản.

Nhịp sống bên trong du thuyền 3.700 người bị cách ly tại Nhật Bản Nhật Bản loay hoay với bài toán thiếu lao động trẻ Nhật Bản quyết tổ chức Thế vận hội bất chấp dịch virus Corona hoành hành Hơn 20.000 người muốn cùng tỷ phú Nhật Bản du hành Mặt Trăng

10.000 người tham gia lễ hội khỏa thân tại Nhật Bản - 1

Sự kiện lễ hội được công nhận là Tài sản văn hóa nổi bật của Nhật Bản. Ảnh CNN/Getty Images. 

Sự kiện này còn có cái tên là “Hadaka Matsuri” trong tiếng Nhật, được tổ chức vào mỗi thứ Bảy thứ ba trong tháng Hai tại Đền Saidaiji Kannonin, cách thành phố Okayama khoảng 30 phút đi tàu.

Dù vậy, hơn 10.000 người tham gia, là nam, không hoàn toàn khỏa thân như tên gọi của lễ hội này. Họ vẫn mặc một chiếc khố của Nhật Bản, được gọi là “fundoshi”, và một đôi tất trắng, gọi là “tabi”.

Lễ hội này nhằm gọi mời các phước lành cho mùa màng bội thu, thịnh vượng và khả năng sinh sản, bắt đầu lúc 3h20 chiều với một sự kiện dành riêng cho các chàng trai trẻ, nhằm thúc đẩy sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với truyền thống.

Đến tối, những người đàn ông tham gia sẽ dành 1 hoặc 2 giờ chạy xung quanh khuôn viên ngôi đền để chuẩn bị và thanh lọc bản thân bằng nước lạnh, trước khi chen nhau trong tòa nhà chính của ngôi đền.

Khi tất cả đèn điện tắt vào 10h tối, một vị thiền sư sẽ ném 100 bó cành cây và 2 cây shingi may mắn dài 20 cm về phía đám đông. Đó là khi cuộc hỗn loạn bắt đầu.

Hơn 10.000 người đàn ông chen lấn nhau để có được một trong những bó cây hoặc 2 chiếc gậy may mắn. Bất cứ ai giành được 1 hoặc cả 2 vật trên  đều được cho là sẽ có 1 năm thành công.

Những cây gậy shingi được săn tìm hơn cả và có thể được mang về nhà. Toàn bộ sự kiện kéo dài khoảng 30 phút, những người tham gia có thể chịu một vài vết thương như xước da, bầm tím hay bong gân.

Du khách đến từ khắp nơi tại Nhật Bản và một số nước khác cũng tham gia. Một vài người tham dự một mình nhưng cũng có người đi theo nhóm.

Lễ hội này xuất phát từ một nghi thức có từ 500 năm trước trong thời kỳ Muromachi (1338-1573), khi dân làng tranh nhau giành lấy lá bùa giấy, được một thiền sư tại đền Saidaiji Kannonin đưa ra. Ngày càng nhiều người dân muốn có được lá bùa may mắn đó và lễ hội cứ thế phát triển. Tuy nhiên, người ta nhận ra rằng càng tranh nhau thì lá bùa càng dễ rách. Chính vì thế, họ đã thay đổi lá bùa giấy bằng vật liệu gỗ, gọi là Itano.

Với di sản lâu đời, lễ hội cũng được công nhận là Tài sản văn hóa dân gian phi vật thể quan trọng vào năm 2016. Đây là một trong một số "lễ hội khỏa thân" được tổ chức trên khắp Nhật Bản. 

Một lễ hội khác được tổ chức tại quận Yotsukaido ở tỉnh Chiba, tại đó, những người đàn ông mặc khố chiến đấu và bế trẻ em qua bùn như một phương pháp trừ tà.

Nguồn: [Link nguồn]

Minh Thề – “mỹ tục khả phong”, báu vật văn hóa lễ hội

Việt Nam hiện có hơn 8.000 lễ hội lớn nhỏ. Nếu được chọn lễ hội độc đáo nhất, tôi sẽ chọn Minh Thề...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Duy Tiến ([Tên nguồn])
Du lịch, lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN