Giọng đọc lay động triệu lính Mỹ tại VN qua đời tuổi 87

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên1 2 3 4 56

Bà Trịnh Thị Ngọ – phát thanh viên huyền thoại vừa qua đời ở tuổi 87 tại TP.HCM.

Thông tin từ phía gia đình cho biết, bà Trịnh Thị Ngọ qua đời lúc 17h15 ngày 30.9 tại nhà riêng, hưởng thọ 87 tuổi. Linh cữu bà Trịnh Thị Ngọ đã được an táng tại xã Long Trì, huyện Châu Thành, tỉnh Long An.

Bà Trịnh Thị Ngọ là con gái của nhà tư sản Trịnh Đính Kính, được mệnh danh là "ông hoàng thủy tinh Đông Dương". Từ nhỏ, bà được học tiếng Pháp và tiếng Anh của người bản xứ. Năm 1955, bà bắt đầu làm việc tại đài tiếng nói Việt Nam. 

Giọng đọc lay động triệu lính Mỹ tại VN qua đời tuổi 87 - 1

Bà Trịnh Thị Ngọ thời trẻ.

Bà yêu tiếng Anh qua âm nhạc Anh và điện ảnh Mỹ - những giá trị văn hóa không biên giới. Vào Đài VOV làm phát thanh viên tiếng Anh đánh dấu sự trưởng thành của bà Ngọ. Ở đó, bà Ngọ bắt đầu tập thể hiện các tin bài bằng tiếng Anh - rất khác so với tiếng Anh giao tiếp, phải làm sao để người nghe hiểu được ý nghĩa của những thông điệp được truyền đi qua cách phát âm và nhấn nhá câu chữ

Năm 1965, khi Cục Địch vận của Quân đội nhân dân Việt Nam hợp tác với Đài thực hiện các chương trình phát thanh hướng tới quân nhân Mỹ đang ở miền Nam Việt Nam, giọng đọc của bà đã nhận được sự quan tâm đặc biệt. Người Mỹ gọi bà Ngọ là "Hannah Hà Nội", còn bà được biết đến trên sóng phát thanh với tên gọi Thu Hương.

Bà Ngọ thường mở đầu các bản tin của mình bằng câu nói quen thuộc: “Xin chào các G.I. Joe" (chỉ lính Mỹ nói chung).

Giọng đọc lay động triệu lính Mỹ tại VN qua đời tuổi 87 - 2

Bà Trịnh Thị Ngọ trên báo Mỹ.

"Tôi thấy có vẻ như hầu hết các anh được cung cấp rất ít thông tin về diễn biến của cuộc chiến, lại càng không được một lời giải thích đúng đắn về sự hiện diện của các anh ở đây”, trích nguyên văn những lời của bà Ngọ trong các bản tin phát cho quân nhân Mỹ tại Việt Nam.

Sự ảnh hưởng của bà Ngọ khiến chính quyền và truyền thông Mỹ chú ý. Trong nhiều năm liền, không ít tờ báo lớn tại Mỹ đã đăng tải nhiều bài báo về giọng đọc khiến binh lính Hợp chủng quốc “mất ăn mất ngủ” tại Việt Nam.

Sau khi đất nước thống nhất, năm 1976, bà chuyển vào TP.HCM sinh sống. Dù không còn công tác trong đài nhưng đối với bà, đó vẫn là quãng thời gian đáng nhớ. Bà từng khẳng định: "Nếu cho tôi cuộc đời thứ 2, tôi vẫn sẽ chọn công việc phát thanh viên tại Đài".

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên1 2 3 4 56

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Khánh ([Tên nguồn])
Những giọng đọc sống mãi Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN