Đại gia tuần qua: Có gần 32.000 tỷ gửi ngân hàng, “đại gia sân bay” thu lãi bao nhiêu?

Bên cạnh khoản lãi tỉ giá thì nguồn thu tài chính của ACV cũng ghi nhận khoản lãi tiền gửi lớn.

ACV thu lãi lớn từ tiền gửi ngân hàng

Theo báo cáo tài chính vừa mới được công bố, trong quý III, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) ghi nhận 917 tỷ đồng doanh thu tài chính, tăng 98% so với cùng kỳ năm ngoái. Yếu tố chính giúp nguồn thu tài chính đột biến trong kỳ đến từ khoản lãi chênh lệch tỉ giá tổng cộng 505 tỷ đồng, gấp 25 lần cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh khoản lãi tỉ giá thì nguồn thu tài chính của ACV cũng ghi nhận khoản lãi tiền gửi 413 tỷ, gần tương đương cùng kỳ (415,7 tỷ đồng). Theo đó, tính tới ngày 30/9, ACV có tổng cộng 33.341 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Trong đó khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn dưới 12 tháng là 31.880 tỷ.

Lãi tiền gửi ngân hàng đóng góp lớn vào nguồn thu tài chính của ACV

Lãi tiền gửi ngân hàng đóng góp lớn vào nguồn thu tài chính của ACV

Sau khi khấu trừ các khoản chi phí khác, trong quý III/2022, ACV báo lãi trước thuế 2.985 tỷ đồng, lãi sau thuế gần 2.397 tỷ đồng, tăng vọt 441% so với con số lỗ hơn 700 tỷ đồng cùng kỳ 2021. Con số này giảm nhẹ so với mức lãi 2.600 tỷ đồng ở quý II/2022 nhưng vẫn tương đương tổng lợi nhuận của 2 năm dịch bệnh 2020 và 2021 gộp lại (tổng khoảng hơn 2.400 tỷ đồng).

Với kết quả này, “đại gia sân bay” ACV cũng đã hoàn thành 77% mục tiêu doanh thu (12.566 tỷ đồng) và 155% kế hoạch lợi nhuận năm 2022 (4.696 tỷ đồng).

Dự án nghìn tỷ liên quan đến Trịnh Xuân Thanh vừa bị "khai tử"

Dự án Nam Đàn Plaza thuộc phường Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm) do Công ty CP Địa ốc Dầu khí Viễn thông làm chủ đầu tư nằm trong danh sách 23 dự án vốn ngoài ngân sách chậm tiến độ triển khai và vi phạm pháp luật trên địa bàn TP Hà Nội bị thu hồi đất.

Dự án Nam Đàn Plaza có vị trí đắc địa, nằm trên lô E2.1 rộng gần 10.000 m2, ngay mặt đường Phạm Hùng, gần tòa nhà Keangnam. Được biết, năm 2002, UBND TP Hà Nội đã có quyết định thu hồi 9.584m2 đất tại xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm (nay là phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm) cho Công ty TNHH dịch vụ xuyên Thái Bình Dương thuê để xây dựng trung tâm tang lễ văn minh.

Đến tháng 1/2006, UBND TP chính thức cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH dịch vụ xuyên Thái Bình Dương. Đến tháng 11/2006, UBND TP Hà Nội cho phép Công ty TNHH Dịch vụ xuyên Thái Bình Dương chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên từ mục đích xây dựng Trung tâm Tang lễ văn minh sang xây dựng khách sạn 5 sao.

Tuy nhiên, sau nhiều năm dự án vẫn "bất động" bởi các ông chủ sở hữu dự án Nam Đàn Plaza lần lượt vướng vào vòng lao lý. Trong đó, ông Lê Hòa Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty 1/5, một cổ đông lớn của dự án Nam Đàn Plaza này bị bắt trong vụ lừa bán khống đất dự án Thanh Hà-Cienco5. Kế đến, hàng loạt các cổ đông khác của dự án Nam Đàn Plaza lĩnh án vì tham ô 49 tỷ đồng trong vụ chuyển nhượng cổ phần bất động sản tại dự án Nam Đàn Plaza. Trong đó, ông Trịnh Xuân Thanh – nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Cty CP xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) bị tuyên phạt án chung thân về tội “Tham ô tài sản”. Cùng tội danh, nhiều bị cáo khác cũng nhận mức án khác nhau từ 6 đến 16 năm tù.

Trước đó, UBND quận Nam Từ Liêm báo cáo dự án đã bàn giao đất nhưng chủ đầu tư không triển khai dự án, hiện trạng sử dụng sai mục đích, đề nghị TP Hà Nội thu hồi.

Chủ tịch và Tổng giám đốc Vietnam Airlines nhận lương bao nhiêu mỗi tháng?

Trong báo cáo tài chính quý 3/2022 và 9 tháng đầu năm, Vietnam Airlines đã tiết lộ tổng tiền lương và thù lao của HĐQT, Ban Kiểm soát và Ban Điều hành. Tổng số tiền trả lương cho những nhân sự này là 6,4 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ và bằng 79,4% so với cả năm 2021.

Trong đó, tiền lương bình quân của HĐQT, Ban Kiểm soát, Ban Điều hành của hãng hàng không quốc gia là 60 triệu đồng/người/tháng. Thù lao bình quân của HĐQT, Ban Kiểm soát là 10,3 triệu đồng/người/tháng.

Tổng giám đốc Vietnam Airlines Lê Hồng Hà nhận lương và thù lao cao nhất gần 78 triệu đồng/tháng

Tổng giám đốc Vietnam Airlines Lê Hồng Hà nhận lương và thù lao cao nhất gần 78 triệu đồng/tháng

Cụ thể, người nhận mức tiền lương, thù lao cao nhất Tổng giám đốc ông Lê Hồng Hà. Vị này nhận 698,6 triệu đồng trong 9 tháng, tương đương gần 78 triệu đồng/tháng. Đứng sau Tổng giám đốc Lê Hồng Hà là Chủ tịch HĐQT ông Đặng Ngọc Hòa nhận 592 triệu đồng trong 9 tháng (khoảng 66 triệu đồng/tháng).

Những cá nhân xếp sau cùng nhận lương, thù lao 562 triệu đồng (khoảng hơn 62 triệu đồng/tháng) gồm 3 Phó tổng giám đốc là Trịnh Ngọc Thành, Trịnh Hồng Quang, Nguyễn Chiến Thắng và Kế toán trưởng Trần Thanh Hiền.

Trưởng Ban Kiểm soát, bà Nguyễn Thị Thiên Kim và 2 thành viên HĐQT là ông Tạ Mạnh Hùng và ông Lê Trường Giang nhận 495 triệu đồng trong 9 tháng (55 triệu đồng/tháng).

Hòa Phát lỗ kỷ lục: Mỗi ngày mất 20 tỷ đồng

BCTC Quý 3 vừa công bố cho thấy HPG lỗ kỷ lục. Cụ thể, Quý 3/2022 HPG đạt doanh thu 34.441 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ 2021. Lợi nhuận sau thuế - 1.786 tỷ đồng, giảm 117% so với cùng kỳ năm trước. Lĩnh vực thép và sản phẩm liên quan đóng góp trên 90% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn.

Ban Lãnh đạo HPG cho biết, kết quả kinh doanh trên là do nhu cầu thép suy yếu ở cả trong nước và thế giới, giá nguyên vật liệu trong đó đặc biệt là giá than cao gấp ba lần so với thời điểm bình thường, tín dụng thắt chặt, tỷ giá và lãi suất tăng mạnh.

Cổ phiếu lao dốc 50-70% giá trị, loạt lãnh đạo doanh nghiệp tung tiền mua vào

Chủ tịch Lương Trí Thìn của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh đã đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu DXG từ ngày 27/10-25/11. Nếu giao dịch hoàn tất, tỷ lệ sở hữu của ông Thìn tại DXG sẽ tăng từ 18,86% lên 20,5%, tương đương gần 125 tỷ đồng. Không chỉ Đất Xanh, trước những diễn biến không tích cực của thị trường khiến giá nhiều cổ phiếu giảm sâu đến 50-70% từ đỉnh, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp ồ ạt đăng ký mua vào số lượng lớn cổ phiếu. Thống kê từ FiinGroup cho thấy, trong 3 tháng trở lại đây, cổ đông lãnh đạo và người liên quan liên tiếp mua ròng cổ phiếu và dự kiến tháng 11 này sẽ mua ròng 1.100 tỷ từ lãnh đạo và người liên quan và 1.200 tỷ từ các cổ đông tổ chức lớn (sở hữu trên 5%).

Như vậy, tổng giá trị mua ròng từ cổ đông nội bộ dự kiến trong tháng 11/2022 là 2.300 nghìn tỷ đồng. Trong giai đoạn hiện tại, với quy mô thanh khoản thị trường (hiện chỉ khoảng 10 nghìn tỷ/phiên so với 20-25 nghìn tỷ của năm ngoái), lực mua ròng này cũng có vai trò hỗ trợ giá cổ phiếu nếu như các lãnh đạo thực sự mua vào mạnh như đã đăng ký.

Nguồn: [Link nguồn]

Biệt thự siêu sang mà ông bầu của Ngọc Trinh ở có gì đặc biệt?

Không gian sang trọng, nguy nga bên ngoài căn biệt thự khiến nhiều người choáng ngợp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuyến Chi ([Tên nguồn])
Tiêu điểm kinh tế tuần Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN