Nhựa Tiền Phong mỗi ngày thu hơn 13 tỷ đồng

Nhựa Tiền Phong ghi nhận doanh thu đạt 4.819 tỷ đồng, tăng 7,4%, lợi nhuận sau thuế đạt 465,3 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2020.

Công ty Cổ phần Nhựa thiếu niên Tiền Phong (Mã chứng khoán: NTP) vừa công bố Báo cáo tài chính quý IV và 2021 với các chỉ tiêu kinh doanh khả quan. 

Cụ thể, trong quý IV/2021, công ty này ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 1.460 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, giá vốn bán hàng tăng mạnh lên hơn 1.191 tỷ đồng, tương ứng 44,3% so với cùng kỳ năm trước nên lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 24% xuống còn 271 tỷ đồng. Trong quý, chi phí tài chính tăng nhẹ lên gần 23 tỷ đồng, tương ứng 11%, chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 39,3 tỷ đồng, tương ứng tăng hơn 30% so với quý IV/2020. Tuy nhiên, chi phí bán hàng giảm xuống còn 113 tỷ đồng, giảm 54,8% so với cùng kỳ năm trước. 

Tính chung, lợi nhuận trước thuế của Nhựa Tiền Phong đạt 138 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế còn 117,6 tỷ đồng, tăng 12,5 tỷ đồng so với quý IV/2020.

Nhựa Tiền Phong mỗi ngày thu hơn 13 tỷ đồng - 1

Lũy kế cả năm 2021, Nhựa Tiền Phong ghi nhận doanh thu đạt 4.819 tỷ đồng, tăng 7,4% so với năm trước đó, lợi nhuận sau thuế đạt 465,3 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2020. 

Năm vừa qua, Nhựa thiếu niên Tiền Phong có hơn 26 tỷ đồng lãi tiền gửi, tiền cho vay, trong khi năm 2020 chỉ có hơn 1,1 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty này nhận 5,8 tỷ đồng cổ tức từ loạt công ty, gồm: Công ty Cổ phần Bao bì Tiền Phong, Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Hà Giang, Công ty Cổ phần cấp nước Thủ Dầu Một và Công ty TNHH MTV Kinh doanh nước sạch Nam Định. Trong đó, khoản lớn nhất từ CTCP Kinh doanh nước sạch Nam Định với hơn 3 tỷ đồng. 

Tổng tài sản của Nhựa Tiền Phong tính đến hết năm 2021 đạt hơn 4.898 tỷ đồng, tăng gần 26% tương đương gần 1.000 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng 62%, lên 2.721 tỷ đồng với khoản lớn nhất là hơn 1.081 tỷ đồng hàng tồn kho, tăng hơn 400 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Hầu hết các hạng mục của hàng tồn kho đều tăng so với hồi đầu kỳ. Tương ứng, nợ vay công ty cũng tăng 68% so với thời điểm đầu năm lên mức hơn 2.192 tỷ đồng, trong đó, nợ vay ngắn hạn tăng hơn 75% lên 1.594 tỷ đồng và vay nợ dài hạn giảm 53% xuống còn 16,7 tỷ đồng.

Cuối tháng 10, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đề nghị triển khai thoái vốn năm 2021 theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó tập trung triển khai thoái vốn tại Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong trước ngày 20/12/2021. Tuy nhiên, do vấn đề chậm trễ về định giá do dịch Covid-19, SCIC vẫn chưa thoái vốn khỏi Nhựa Tiền Phong. 

Tại buổi họp báo hồi đầu năm, ông Đinh Việt Tùng - Phó Tổng Giám đốc SCIC cho biết công tác định giá Nhựa Tiền Phong đã xong và trong thời gian tới sẽ triển khai đấu giá.

Cổ phiếu NTP đạt 63.000 đồng/cổ phiếu, phiên ngày 24/1. (Ảnh: FireAnt)

Cổ phiếu NTP đạt 63.000 đồng/cổ phiếu, phiên ngày 24/1. (Ảnh: FireAnt)

Cổ phiếu NTP hiện đạt 63.000 đồng/cổ phiếu (phiên ngày 24/1). Cổ phiếu này hồi đầu năm 2021 chỉ đạt 34.000 đồng/cổ phiếu nhưng đã tăng mạnh và đạt kết quả như hiện tại. 

Nguồn: [Link nguồn]

BIDV lần thứ 10 rao bán khoản nợ liên quan ông chủ thời trang NEM, quyết thu đủ nợ gốc

Trong lần thứ 10 rao bán khoản nợ liên quan đến ông chủ thời trang NEM, ngân hàng BIDV đã dừng giảm giá khoản nợ này. Đây...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trần Thu Thảo ([Tên nguồn])
Tin tức doanh nghiệp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN