Hai cha con đều phát hiện mắc ung thư trong 1 tháng, chuyên gia khuyến cáo nam giới nhất định phải làm điều này để phòng bệnh

Nam giới đừng cho rằng ung thư tuyến tiền liệt là bệnh của người già. Hãy kiểm tra tiền sử gia đình của bạn, xét nghiệm máu PSA và thường xuyên khám sức khỏe định kỳ.

Hai cha con phát hiện mắc ung thư tuyến tiền liệt chỉ cách nhau 1 tháng

Mặc dù luôn cảnh giác với căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt, nhưng cả hai cha con ông Bob và Andrew Ridley (sống tại Anh) đều phát hiện ung thư cách nhau hơn 1 tháng.

Trước đó, ông Bob thường xuyên kiểm tra mức kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt (PSA). Nhưng trong lần đi khám sức khỏe định kỳ gần đây, kết quả xét nghiệm cho thấy mức PSA  của của ông tăng đáng kể nên các bác sĩ đã yêu cầu xét nghiệm thêm. Dựa trên các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán ông mắc ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn ba ở tuổi 75.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Sau đó 1 tháng, con trai ông là Andrew (52 tuổi) có biểu hiện bị đau ở bên hông. Theo chẩn đoán ban đầu, các bác sĩ cho rằng Andrew bị sỏi thận. Nhưng kết quả chụp CT cho thấy bụng và các hạch bạch huyết ở hông của ông bị phình to. Các bác sĩ chẩn đoán Andrew mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn bốn.

Để nâng cao nhận thức về căn bệnh ung thư tiền liệt tuyến, hai cha con Bob và Andrew kêu gọi nam giới kiểm tra mức PSA thường xuyên và tìm kiếm sự giúp đỡ khi có triệu chứng. Đồng thời, họ đều ủng hộ một chiến dịch trên toàn Vương quốc Anh về Ung thư tuyến tiền liệt.

Andrew nhắn nhủ: "Đừng cho rằng đây là bệnh ung thư của người già. Về cơ bản, hãy kiểm tra tiền sử gia đình của bạn, xét nghiệm máu PSA ngay lập tức, sau đó định kỳ 12 tháng một lần hoặc lâu hơn".

Ung thư tuyến tiền liệt là gì?

Ung thư tuyến tiền liệt hay còn gọi là ung thư tiền liệt tuyến là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới, diễn ra trong tuyến tiền liệt. 

Tuyến tiền liệt nằm quanh niệu đạo ở lối ra từ bàng quang của nam giới. Bộ phận này đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi vì chúng giúp sản sinh chất dịch là tinh dịch nuôi dưỡng và vận chuyển tinh trùng.

Ung thư tuyến tiền liệt thường diễn tiến chậm và bệnh vẫn còn bị ở hạn chế ở tuyến tiền liệt ở giai đoạn đầu. Nếu phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh không gây ra tác hại nghiêm trọng. Không phải tất cả các loại ung thư đều có thể lây lan nhanh chóng, một số khối u ác tính có thể phát triển chậm, một số loại ung thư chỉ cần điều trị tối thiểu. 

Để ngăn ngừa và làm chậm sự lây lan của bệnh, đồng thời giảm tỷ lệ tử vong do bệnh gây ra, ung thư cần được xác định sớm và điều trị kịp thời. 

Dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến tiền liệt

Bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt thường bị rối loạn tiểu tiện: Cảm giác đi tiểu không hết, còn sót lại nước tiểu sau khi tiểu; Tia nước tiểu yếu, không mạnh như lúc trước; Tiểu không tự chủ, Bí tiểu cấp tính; Tiểu đêm nhiều lần; Nước tiểu có máu…

Các dấu hiệu ung thư khác biệt hẳn so với u lành tính tuyến tiền liệt, khi tế bào ung thư đã lan tỏa hoặc đã có di căn: đau cột sống, đau vùng xương chậu; Xuất tinh có máu hoặc cảm giác đau buốt khi xuất tinh, Phù nề chi dưới. Bệnh nhân còn có thể bị suy thận, gầy sút, thiếu máu… nên thường đi khám tại các chuyên khoa khác.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ung thư tuyến tiền liệt có di truyền không?

Theo các chuyên gia y tế, ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh có di truyền, yếu tố này chiếm khoảng từ 5 - 10% trong tổng số ca ung thư tiền liệt tuyến. Sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt là do sự kết hợp của các gen chung và các yếu tố môi trường hoặc thói quen sinh hoạt.

Ung thư tuyến tiền liệt di truyền tuy hiếm xảy ra nhưng ung thư tiền liệt tuyến có thể di truyền từ người thân và chiếm khoảng 5% tổng số trường hợp mắc bệnh. Ung thư tuyến tiền liệt có yếu tố di truyền xảy ra khi có sự thay đổi trong gen và được truyền lại trong một gia đình từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Ung thư tuyến tiền liệt có chữa được không?

Hiện nay, ung thư tuyến tiền liệt hoàn toàn có thể chữa được. Bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị dựa trên thể trạng và tình trạng bệnh lý của bệnh nhân, bao gồm:

- Tuổi và ước lượng thời gian cuộc sống còn lại của bệnh nhân;

- Tình trạng di căn hạch hoặc di căn xa;

- Các bệnh lý nội khoa tim mạch, tiểu đường, phổi… nếu bệnh nhân đang có;

- Tình trạng sinh hoạt tình dục của bệnh nhân trước phẫu thuật;

- Mức độ cao – thấp của chỉ số PSA máu;

- Mức độ ác tính nhiều – ít của tế bào ung thư dựa trên điểm số Gleason từ kết quả sinh thiết.

Ai có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt?

Ngoài yếu tố tiền sử bệnh gia đình, một số người dưới đây cũng có nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt cao hơn người bình thường:

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Người lớn tuổi

Một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với ung thư tuyến tiền liệt là tuổi tác. Bệnh ít khi gặp ở nam giới trẻ. Hội Ung thư Tuyến tiền liệt báo cáo rằng chỉ có 1 trong 10.000 người đàn ông ở dưới 40 tuổi tại Hoa Kỳ mắc bệnh. Con số này tăng lên 1 trong 38 đối với nam giới ở độ tuổi 40 đến 59. Con số này lên tới 1 trong số 14 nam giới ở độ tuổi từ 60 đến 69. Phần lớn các trường hợp được chẩn đoán ở nam giới trên 65 tuổi.

Chế độ ăn

Một chế độ ăn uống giàu thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo cao cũng có thể là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Nam giới quan hệ tình dục sớm

Những người bắt đầu quan hệ tình dục từ sớm, từng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc có nhiều đối tác tình dục cũng tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt

Ngoài ra, còn các yếu tố khác như: Hút thuốc lá, béo phì, lối sống không lành mạnh… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Cách phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt

Mặc dù không thể phòng ngừa bệnh hoàn toàn nhưng một số yếu tố dưới đây có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

- Ưu tiên cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể bằng một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học với nhiều rau củ quả và trái cây thay vì lạm dụng thực phẩm chức năng.

- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn để cải thiện sức khỏe tổng thể cũng như sức khỏe tinh thần, đồng thời duy trì cân nặng hợp lý.

- Chủ động tầm soát nếu có nguy cơ mắc bệnh (tuổi cao, gia đình có người từng bị bệnh…).

Nguồn: [Link nguồn]

Tân thủ quân tuyển Pháp Kylian Mbappe có bài đăng hài hước trên mạng xã hội sau khi bị chấn thương ngay trận ra quân Euro 2024 rạng sáng 18/6.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H (th) ([Tên nguồn])
Đàn ông khỏe đẹp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN