VN thuộc top 3 mục tiêu của bọn hacker trong kỷ nguyên vạn vật kết nối

Sự kiện: Internet

Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia chịu ảnh hưởng về các cuộc tấn công nhắm vào những thiết bị IoT.

Theo dữ liệu từ Kaspersky, trong năm 2017, cứ mỗi 1 giây lại có 3 cuộc tấn công có chủ đích xảy ra trên toàn cầu, và Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ tấn công có chủ đích xếp thứ hạng cao trên thế giới. Dự kiến 2018 sẽ là một năm bùng nổ tấn công có chủ đích khi Việt Nam quyết tâm xây dựng thành phố thông minh với các thiết bị cảm biến, camera và các thiết bị IoT.

VN thuộc top 3 mục tiêu của bọn hacker trong kỷ nguyên vạn vật kết nối - 1

Đầu năm 2017, nổi bật nhất là cuộc tấn công của mã độc có tên Wannacry. Cuộc tấn công quy mô lớn này đã ảnh hưởng đến 74 quốc gia trong đó có Việt Nam: Chỉ vài giờ lây lan, Việt Nam đã có đến hơn 200 doanh nghiệp bị nhiễm. Theo Kaspersky, Việt Nam là một trong 20 nước có thiệt hại nặng nề nhất do cuộc tấn công Wannacry gây ra.

Tới cuối năm 2017, Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ máy tính hệ thống công nghiệp bị tấn công cao nhất thế giới với 69,6%. Có thể thấy, tình hình an toàn thông tin trong năm 2018 sẽ còn bùng nổ hơn, các cuộc tấn công sẽ có sự góp mặt của các công nghệ thông minh hơn, tinh vi hơn. 

Nếu như 2 năm trước đây, khái niệm thành phố thông minh vẫn còn khá xa lạ thì đến nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và đô thị hóa thì mô hình này đã bắt đầu hình thành tại Việt Nam. Đề án xây dựng đô thị thông minh mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức, nhất là về vấn đề an ninh mạng. Hệ thống camera, cảm biến và các thiết bị IoT - một thế giới kết nối sẽ là môi trường lý tưởng cho tội phạm mạng thực hiện các cuộc tấn công từ quy mô nhỏ cho đến lớn.

Dữ liệu từ Kaspersky Lab ghi nhận, Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia chịu ảnh hưởng về các cuộc tấn công nhắm vào những thiết bị IoT khi chiếm tỉ lệ tới 15% tổng số lượng các cuộc tấn công trên toàn cầu (chỉ sau Trung Quốc chiếm 17%, Nga chiếm 8%). Tổng số mẫu phần mềm độc hại nhắm đến các thiết bị IoT hiện đã lên tới hơn 7.000 mẫu các loại trong năm 2017, con số này sẽ còn tiếp tục tăng nhanh nếu chúng ta không quan tâm bảo mật cho thiết bị. 

Ông Yeo Siang Tiong - Giám đốc Điều hành Kaspersky Lab Đông Nam Á chia sẻ: “Với công việc nghiên cứu, chúng tôi phải liên tục ghi nhớ và tìm hiểu các thiết bị khác nhau nhưng điều đáng lo ngại là nhiều hacker cũng có suy nghĩ như vậy. Số lượng thiết bị tăng lên đồng nghĩa với lỗ hổng ngày một nhiều. An ninh mạng lỏng lẻo chính là cơ hội cho các cuộc tấn công trên mọi quy mô”.

Đối với điện thoại di động, tội phạm mạng sử dụng phần mềm gián điệp thể điều khiển lệnh, cấu hình từ xa, tự động thu, gửi dữ liệu về trung tâm, gọi bí mật, lấy cắp danh bạ điện thoại và nhiều thông tin cá nhân khác của người dùng.  Còn đối với hệ thống tài chính, các hacker sẽ theo dõi các email của công ty để đánh cắp tiền mỗi khi công ty phát sinh giao dịch.

Trong khi đó, vấn đề đảm bảo an toàn thông tin đang gặp phải hàng loạt khó khăn như thiếu sự quản lý tốt trong hệ thống máy tính, sự hiểu biết về an toàn thông tin của các cá nhân và tổ chức, khả năng phản ứng nhanh và chính xác khi các cuộc tấn công xảy ra.

Do đó, các chuyên gia bảo mật tại Kaspersky Lab khuyến nghị:

- Tổ chức, doanh nghiệp cần chủ động giám sát an ninh hệ thống để phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn sự cố an toàn mạng. 

- Người dùng nên hạn chế truy cập từ mạng bên ngoài nếu thấy không cần thiết, hoặc tắt tất cả các dịch vụ mạng trong trường hợp không sử dụng đến thiết bị. Thay đổi mật khẩu khi bắt đầu sử dụng thiết bị mới. 

- Thường xuyên cập nhật phần mềm và sử dụng biện pháp bảo vệ toàn diện cho hệ thống và thiết bị.

VN liên tục bị tấn công mạng, Cục ATTT phát cảnh báo cho dịp 30/4 - 1/5

Tình hình an toàn thông tin tại Việt Nam thường có diễn biến phức tạp, đặc biệt trong khoảng thời gian diễn ra sự kiện...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Internet Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN