Vi phạm bản quyền AFF Cup 2018: Có thể bị phạt tới 100 triệu đồng

Trong trường hợp Tòa án tuyên các đơn vị truyền hình trả tiền vi phạm bản quyền AFF Cup 2018 của Next Media, thì các đơn vị này phải đối diện với mức án phạt cao nhất mà cá nhân, tổ chức phải chịu là 100 triệu đồng.

Như ICTnews đưa tin, trong sáng ngày 9/11/2018, Next Media đã gửi hồ sơ ra Tòa án nhân dân TP.HCM và Hà Nội để khởi kiện các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền vi phạm bản quyền phát sóng AFF Suzuki Cup 2018 trong hai trận đấu đầu tiên diễn ra tối 8/11. Đại diện Next Media sẽ công bố công khai danh sách tên các đơn vị bị kiện sau khi có văn bản xác nhận thụ lý vụ kiện của Tòa án.

Đại diện Next Media cũng xác nhận, tối 8/11/2018, khi diễn ra hai trận đấu giữa Malaysia- Campuchia và Việt Nam - Lào, chỉ có 3 đơn vị truyền hình trả tiền là K+, HTVC và MyTV là tuân thủ nghiêm túc bản quyền của Next Media. Ba đơn vị này đã khóa sóng AFF Suzuki Cup 2018 trên VTV5 và VTV6, chỉ tiếp phát các kênh đã được cấp phép bởi Next Media.

Sau khi Next Media chính thức khởi kiện, đến hai trận đấu tối 9/11 cộng đồng người xem truyền hình đã khá quan tâm đến việc các đơn vị truyền hình trả tiền có tiếp sóng giải đấu trên hai kênh VTV5 và VTV6 hay không, rất tiếc câu trả lời là có. Phớt lờ mọi cảnh báo của Next Media, các đơn vị truyền hình trả tiền vẫn tiếp tục tiếp sóng hai kênh VTV5, VTV6 vào giờ phát sóng hai trận đấu giữa Singapore và Indonesia, Đông Timor và Thái Lan. Ngay như K+ cũng đã tiếp sóng VTV5 trận đấu giữa Đông Timor và Thái Lan. Phải chăng lời cảnh báo của Next Media không hề làm các đơn vị truyền hình trả tiền bận tâm. Trước khi giải đấu diễn ra, Next Media cũng đã có công văn gửi tất cả các đơn vị truyền hình thông báo về bản quyền của Next Media trên hạ tầng truyền hình trả tiền.

Vi phạm bản quyền AFF Cup 2018: Có thể bị phạt tới 100 triệu đồng - 1

FPT Play tiếp sóng AFF Cup 2018 từ kênh VTV5.

Theo Luật sư Nguyễn Đăng Bình, Giám đốc công ty Luật Đăng Bình, Lagardere Sports đã cấp bản quyền tín hiệu truyền dẫn toàn bộ các ngôn ngữ địa phương Việt Nam, trên các hạ tầng truyền dẫn vệ tinh, cáp, IPTV, phát thanh, Internet và mạng di động, với hình thức trả tiền.

Như vậy, phần “truyền dẫn phát sóng trên nền tảng không trả tiền” không thuộc phạm vi của Next Media và theo như VTV công bố thì VTV có được bản quyền cho hình thức “truyền hình mặt đất”. Loại phát sóng truyền thống cho người dân xem miễn phí (loại hình này rất ít người sử dụng ở các đô thị).

Thực ra không có việc “chồng lấn” bản quyền phát sóng giữa Next Media và VTV bởi hai bên có bản quyền thuộc hai “nền tảng” phát sóng khác nhau, bên thuộc về trả tiền (Pay TV) còn một bên mang tính phục vụ miễn phí về mặt sở hữu trí tuệ.

Nhưng có thể xảy ra tranh chấp khi các đơn vị truyền hình trả tiền khai thác lại từ VTV. Họ có thể đối diện với việc bị Next Media kiện. Nếu vi phạm bản quyền, cá nhân, tổ chức còn có thể bị xử lý hành chính.

Khi Next Media chính thức khởi kiện các đơn vị truyền hình trả tiền, câu hỏi mà nhiều người quan tâm là nếu trong trường hợp Tòa án tuyên các đơn vị truyền hình trả tiền vi phạm bản quyền của Next Media, thì các đơn vị này phải đối diện với mức án phạt như thế nào? Luật sư Nguyễn Đăng Bình cho biết, hiện nay tình trạng vi phạm bản quyền phát sóng xảy ra khá nhiều do sự phát triển của Internet và thương mại điện tử. Mức phạt cao nhất mà cá nhân, tổ chức phải chịu nếu vi phạm tái phát sóng các trận đấu cúp AFF Cup 2018 là 100 triệu đồng theo Điều 30 Nghị định 131/2013/NĐ-CP ngày 16.10.2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tác quyền.

Hành vi vi phạm phổ biến nhất hiện nay đối với bản quyền các giải bóng đá là thu sóng rồi phát lại để thu lợi. Nhưng hành vi này chỉ bị phạt khá nhẹ theo Điều 31 Nghị định 131/2013/NĐ-CP “Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi phân phối đến công chúng bản sao chương trình phát sóng mà không được phép của chủ sở hữu quyền của tổ chức phát sóng”.

Tuy nhiên, Luật sư Nguyễn Đăng Bình cũng lưu ý, Bộ luật hình sự hiện hành có Điều 225 qui định Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan các hành vi xâm phạm. Nhưng điều luật này không điều chỉnh hành vi xâm phạm bản quyền chương trình phát sóng mà chỉ điều chỉnh các hành vi khác trong lĩnh vực vi phạm này. Do đó, để răn đe và phải nói là lập lại trật tự hành xử trong lĩnh vực thực thi quyền các chương trình phát sóng của AFF Cup nói riêng và các giải bóng đá khác nói chung, Chính phủ cần đưa vào xử lý nặng các hành vi vi phạm.

YouTube đã trả hơn 3 tỷ USD cho chủ sở hữu bản quyền

Google vừa công bố các con số ấn tượng trong cuộc chiến chống lại xâm phạm bản quyền trên Internet, cụ thể là dịch...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đình Anh ([Tên nguồn])
AFF Cup 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN