Trung Quốc "phong sát", Hàn Quốc cấm sóng nghệ sĩ, streamer ra sao?

Các biện pháp xử lý đều có tác dụng răn đe cao, đặc biệt áp dụng với các sao hạng A nổi tiếng.

Theo tài liệu phục vụ hội nghị giao ban quản lý nhà nước quý I/2023 của Bộ Thông tin và Truyền Thông (TT&TT), Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT, thuộc Bộ TT&TT) đã có phần chia sẻ về kinh nghiệm của Trung Quốc, Hàn Quốc về cấm sóng, cấm mạng, cấm diễn đối với nghệ sĩ, người nổi tiếng vi phạm pháp luật.

Thông tin xấu độc trên mạng xã hội đôi khi do các nghệ sĩ, người nổi tiếng lan truyền. (Ảnh minh họa)

Thông tin xấu độc trên mạng xã hội đôi khi do các nghệ sĩ, người nổi tiếng lan truyền. (Ảnh minh họa)

Trung Quốc: "Phong sát"

Theo đó, tại Trung Quốc, nghệ sĩ, người nổi tiếng được xem là bộ mặt đại chúng, biểu tượng của giá trị văn hóa, phong cách sống đối với xã hội và giới trẻ. Do đó, để chấn chỉnh và làm gương, nghệ sĩ, người nổi tiếng vi phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội nghiêm trọng bị phạt tiền, phạt tù và “phong sát”.

"Phong sát là lệnh cấm tiếp xúc công chúng, xuất hiện, biểu diễn, quảng cáo trên truyền thông, mạng I nternet (cấm sóng, cấm mạng, cấm diễn). Đối tượng bị phong sát: Nghệ sĩ; người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng trên mạng Internet (KOL, streamer biểu diễn, bán hàng…)", Cục PTTH&TTĐT giải nghĩa.

Về lý do "phong sát" tại Trung Quốc, có 4 lý do: Vi phạm quy định pháp luật, bê bối về đời tư, đạo đức; Phát hành tác phẩm trái thuần phong mỹ tục, thô tục, phản cảm; Đề cập tới vấn đề chính trị, tôn giáo nhạy cảm; và Quảng cáo gian dối, thổi phồng công dụng.

Cơ quan ban hành biện pháp "phong sát" đối với các KOLs ở Trung Quốc là Tổng Cục Phát thanh, Truyền hình Quốc gia Trung Quốc, Bộ Văn hóa và Du lịch, và Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cơ quan triển khai là cơ quan truyền thông nhà nước (báo chí; đài phát thanh, truyền hình), nền tảng video, âm nhạc trực tuyến, mạng xã hội trực tuyến, công ty sản xuất và phát hành phim, chương trình truyền hình, công ty quảng cáo,…

Theo Cục PTTH&TTĐT, phương thức công bố "phong sát" tại Trung Quốc có thể là nội bộ hoặc công khai rộng rãi; nêu tên và chỉ trích công khai trên truyền hình CCTV và Nhân Dân nhật báo. Thời gian "phong sát" có thể từ vài năm cho đến vĩnh viễn, phụ thuộc vào tính chất nghiêm trọng và tác động tiêu cực đến xã hội.

Mốc công khai phong sát lần đầu là vào tháng 9/2014, do Tổng Cục Phát thanh, Truyền hình Quốc gia Trung Quốc công khai yêu cầu phong sát nghệ sĩ. Các ví dụ tiêu biểu: Diễn viên Phạm Băng Băng, Triệu Vy, Ngô Diệc Phàm, Trịnh Sảng, Lý Dịch Phong, Đặng Luân,…; ca sĩ Hoắc Tôn, nghệ sĩ piano Lý Vân Địch,...; streamer bán hàng Vi Á, Lý Giai Kỳ,…

Hàn Quốc: Cấm sóng, cấm diễn

Ở Hàn Quốc cũng vậy, họ có tiêu chuẩn rất khắt khe. Nghệ sĩ vi phạm pháp luật và dính “scandal” là điều cấm kỵ. Để hạn chế giới trẻ học theo thói xấu, nghệ sĩ Hàn Quốc vi phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức của xã hội sẽ bị tẩy chay, cấm sóng, cấm diễn. Nghệ sĩ Hàn Quốc cũng không được gián tiếp thúc đẩy hành vi sai trái của người khác.

Cơ quan ban hành và triển khai lệnh cấm sóng, cấm diễn tại Hàn Quốc là đài phát thanh, truyền hình; công ty quản lý nghệ sĩ, công ty truyền thông, quảng cáo,... Theo đó, các đài phát thanh, truyền hình lớn (KBS, SBS, MBC) sẽ lập hội đồng thẩm định xem xét và đưa ra khuyến cáo về “danh sách đen” với thời gian áp dụng từ vài năm cho tới vĩnh viễn.

Qua đó, Cục PTTH&TTĐT đánh giá: “Phong sát” ở Trung Quốc dưới sự chỉ đạo xuyên suốt của cơ quan quan lý từ trung ương đến địa phương, có sự phối hợp giữa 3 cơ quan chức năng là Ban Tuyên giáo, Bộ Văn hóa và Tổng Cục Phát thanh Truyền hình Quốc gia. Họ sử dụng văn bản hành chính, không phải quy phạm pháp luật. Còn cấm sóng, cấm diễn ở Hàn Quốc là từ sự chủ động của các các đài phát thanh, truyền hình và công ty truyền thông dưới sự tác động của hiệp hội nghề nghiệp.

"Các biện pháp xử lý đều có tác dụng răn đe cao, đặc biệt áp dụng với các sao hạng A nổi tiếng".

-- Cục PTTH&TTĐT nhận định.

Nguồn: [Link nguồn]

MV ”There's No One At All” của Sơn Tùng M-TP ”bay màu” khỏi YouTube

MV "There's No One At All" của Sơn Tùng M-TP đã chính thức "bay màu" khỏi YouTube, thay vì chỉ chặn người xem tại Việt Nam hay giới hạn độ tuổi như những ngày qua.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NGỌC PHẠM ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN