Trái tim nhân tạo bằng titan đầu tiên được đưa vào cơ thể người

Sự kiện: Công nghệ
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Một trái tim nhân tạo bằng titan đã được cấy ghép thành công vào cơ thể người.

Viện Tim Texas (THI) và BiVACOR, một công ty thiết bị y tế giai đoạn lâm sàng, mới đây đã công bố ca cấy ghép tim nhân tạo toàn phần (TAH) BiVACOR đầu tiên trên người.

Trái tim bằng titan sử dụng công nghệ đệm từ, hay có tên gọi khác là maglev, có cùng nguyên lý được sử dụng trong tàu cao tốc. Nó cung cấp giải pháp được gọi là cầu nối đến tim ghép cho những bệnh nhân mắc bệnh nặng đang chờ tim hiến tặng.

Vào ngày 9 tháng 7, Viện Tim Texas đã cấy ghép tim TAH vào một người đàn ông 57 tuổi bị bệnh nặng, đang trong tình trạng sốc tim và đang chờ ghép tim. Quy trình này được thực hiện như một phần của Nghiên cứu khả thi ban đầu (EFS) của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Trái tim nhân tạo bằng titan đầu tiên được đưa vào cơ thể người - 1

Ca phẫu thuật kéo dài gần sáu giờ đã giúp bệnh nhân được giải thoát khỏi ống thông hơi vào ngày thứ ba sau phẫu thuật và có thể ngồi được trên ghế trong cùng ngày. Vào ngày thứ bảy sau ca phẫu thuật, bệnh nhân đã có thể đi lại được một quãng đường dài 150 mét.

Bệnh nhân đã kỷ niệm sinh nhật lần thứ 58 của mình vào ngày 27/7 và vẫn đang tiếp tục hồi phục sau ca ghép tim tại bệnh viện.

TAH BiVACOR là máy bơm máu quay hai tâm thất được chế tạo bằng titan sử dụng công nghệ đệm từ maglev nên sản phẩm này có thiết kế máy bơm độc đáo với một bộ phận chuyển động duy nhất.

Hệ thống treo rotor không tiếp xúc thông qua đệm từ được thiết kế để loại bỏ khả năng hao mòn cơ học và tạo ra áp lực bơm máu lớn giúp giảm thiểu chấn thương máu, mang lại giải pháp thay thế tim bền bỉ, đáng tin cậy và tương thích sinh học cao.

Khi hoạt động, thiết bị có thể tự động điều chỉnh để cung cấp lưu lượng máu lên đến 12 lít mỗi phút, tương tự như lưu lượng máu được bơm bởi tim người khỏe mạnh.

Trái tim titan này có 2 tâm thất giống như trái tim ở người: một tâm thất bơm máu đến phổi và tâm thất kia bơm máu đến toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên, khác với trái tim của người, trái tim titan này không đập mà quay.

Trái tim nhân tạo bằng titan đầu tiên được đưa vào cơ thể người - 2

Sau ca cấy ghép đầu tiên được thực hiện tại Trung tâm Y tế Baylor St. Luke ở Trung tâm Y tế Texas, bốn bệnh nhân khác sẽ tham gia vào giai đoạn nghiên cứu tiếp theo.

Tiến sĩ Joseph Rogers, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành của Viện Tim Texas, chia sẻ: "Chúng tôi rất phấn khởi về ca cấy ghép TAH đầu tiên mang tính đột phá này. Suy tim vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong toàn cầu và TAH BiVACOR mang đến tia hy vọng cho vô số bệnh nhân. Chúng tôi tự hào dẫn đầu trong bước đột phá y khoa này, hợp tác với BiVACOR, Trường Y Baylor và Trung tâm Y tế Baylor St. Luke để thay đổi tương lai của điều trị suy tim".

Tiến sĩ Daniel Timms, Nhà sáng lập kiêm Giám đốc Công nghệ của BiVACOR, cũng bày tỏ niềm tự hào về thành công này: "Thành tựu này không thể đạt được nếu không có sự dũng cảm của bệnh nhân đầu tiên và gia đình họ, cùng sự tận tụy của nhóm nghiên cứu và các chuyên gia tại Viện Tim Texas. Công nghệ Maglev đã đưa giúp nghiên cứu của chúng tôi tiến gần hơn tới việc cung cấp một lựa chọn thiết yếu cho những người bị suy tim giai đoạn cuối".

Nguồn: [Link nguồn]

Các nhà khoa học đã kéo dài tuổi thọ chuột thêm 25% bằng một phương thức mới, mở ra hy vọng cho liệu pháp chống lão hóa ở người.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hoàng - Elk Valley Times ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN