Trái Đất phá kỷ lục tự quay quanh mình nhanh nhất, tạo ra ngày ngắn nhất, hậu quả là gì?

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Hành tinh của chúng ta mới đây đã tự phá kỷ lục khi tạo ra một ngày ngắn nhất, bằng cách thực hiện lần tự quay một vòng nhanh nhất. Nhiều chuyên gia cho rằng việc này có thể gây ra những hậu quả khó lường.

Theo thống kê vừa được đưa ra, Trái Đất đã hoàn thành một vòng tự quay nhanh kỷ lục vào ngày 29/6/2022. Hôm ấy, Trái Đất tự quay một vòng trong khoảng thời gian ngắn hơn mức bình thường (24 tiếng) là 1,59 mili giây.

Không chỉ vậy, Trái Đất đã suýt phá kỷ lục lần nữa ngay trong tháng này, vào ngày 26/7, khi một vòng quay ngắn hơn mức bình thường là 1,50 mili giây.

Nghe những con số mili giây thì có vẻ rất ngắn và chẳng có ý nghĩa gì. Nói cho cùng, chúng ta ngủ nướng một chút là đã qua vài tiếng đồng hồ rồi cơ mà!

Trái Đất đã tự phá kỷ lục về tốc độ tự quay. Ảnh minh họa: Mysterious Universe.

Trái Đất đã tự phá kỷ lục về tốc độ tự quay. Ảnh minh họa: Mysterious Universe.

Tuy nhiên, điều khiến các nhà khoa học lo lắng là Trái Đất dường như đang “tăng tốc”, tức là tự quay quanh mình ngày càng nhanh. Năm 2020, Trái Đất đã có tháng ngắn nhất từng được ghi nhận kể từ những năm 1960. Ngày 19/7 năm đó, người ta đo được ngày ngắn nhất trong lịch sử: Ngắn hơn 1,47 mili giây so với mức 24 giờ bình thường. Năm 2021, dù không phá thêm kỷ lục nào nhưng Trái Đất tiếp tục quay ở tốc độ nhìn chung là tăng lên.

Mặc dù nếu thống kê trong thời gian dài thì Trái Đất tự quay hơi chậm lại: Mỗi thế kỷ, Trái Đất lại cần thêm một vài mili giây để hoàn thành một vòng tự quay. Nhưng những năm gần đây thì Trái Đất lại có vẻ “vội vã” hơn bình thường.

Điều gì khiến Trái Đất đang "vội vã" hơn? Ảnh minh họa: Janez/ BigStock.

Điều gì khiến Trái Đất đang "vội vã" hơn? Ảnh minh họa: Janez/ BigStock.

Các nhà khoa học chưa xác định được lý do chính xác, nhưng họ đoán rằng sự tăng tốc này có thể do các quá trình ở lớp trong hoặc ngoài của lõi Trái Đất, rồi những thay đổi của đại dương, thủy triều, khí hậu…

Nhưng nếu Trái Đất cứ tiếp tục tăng tốc thì sao? Việc này có thể dẫn tới “giây nhuận âm”, nhằm giúp tốc độ Trái Đất quay quanh Mặt Trời vẫn phù hợp với sự đo đạc của các đồng hồ nguyên tử.

Với chúng ta thì vài mili giây không có nhiều ý nghĩa, nhưng “giây nhuận âm” có thể gây ra nhiều vấn đề với hệ thống công nghệ thông tin. Chẳng hạn, công ty Meta (Facebook cũ) mới đây đã đăng một bài nói rằng cái giây đó chủ yếu đem lại lợi ích cho các nhà khoa học và thiên văn học, tức là giới nghiên cứu. Chứ trong thực tế thì giây nhuận âm đó gây hại nhiều hơn lợi, vì nó có thể làm sụp đổ các chương trình và dữ liệu do vấn đề tính thời gian trên bộ lưu trữ dữ liệu. Chẳng hạn, nếu “hiện tượng” giây nhuận âm xảy ra, đồng hồ sẽ nhảy từ 23:59:58 sang 00:00:00, và Meta dự báo điều này có thể “phá hủy những phần mềm dựa trên bộ đếm thời gian”.

Việc Trái Đất tự quay nhanh hơn có thể gây rắc rối cho giới công nghệ. Ảnh minh họa: YouTube.

Việc Trái Đất tự quay nhanh hơn có thể gây rắc rối cho giới công nghệ. Ảnh minh họa: YouTube.

Dự báo của Meta khiến chúng ta liên tưởng đến “sự cố Y2K” mà toàn thế giới lo lắng khi sắp bước sang năm 2000. Tuy nhiên, hiện nay công nghệ đã rất phát triển, có thể rồi người ta sẽ tìm được cách khắc phục các vấn đề liên quan đến giây nhuận âm thôi.

Nguồn: [Link nguồn]

Quái vật ”xuyên không” từ thế giới 10 tỉ năm trước làm chói lòa kính thiên văn

Các nhà thiên văn học đã tìm ra lời giải cho những vụ nổ biệt lập, bí ẩn, sáng rực rỡ trong tia gamma: Những vật thể "quái vật" thuộc về các thiên hà ma quỷ 10 tỉ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thục Hân ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN