Toyota lần đầu phát triển thiết bị tự hành thám hiểm mặt trăng

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Cơ quan thám hiểm vũ trụ Nhật Bản đã xác nhận họ đang hợp tác với Toyota để phát triển một thiết bị tự hành phục vụ cho mục đích thám hiểm mặt trăng dự kiến vào năm 2030.

Theo Sky News, hãng sản xuất xe hơi Nhật Bản cũng khẳng định họ đang tham gia phát triển thiết bị tự hành trong một dự án vũ trụ.

Nếu dự án thành công, Toyota sẽ trở thành nhà sản xuất ô tô thứ hai đưa phương tiện lên mặt trăng. Thiết bị tự hành trên mặt trăng đầu tiên được tạo ra với sự trợ giúp của General Motors và nó đã đặt chân lên mặt trăng vào năm 1971.

Theo cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), mỗi chiếc xe tự hành trên mặt trăng có khung nhôm và 4 động cơ điện, mỗi động cơ sản sinh công suất 0,25 mã lực. Chúng được cung cấp bởi một cặp pin kali hydroxit bạc 36 volt. Cho đến nay, thiết bị tự hành được tàu Apollo 17 đưa lên mặt trăng vẫn giữ kỷ lục khi nó đã đi được quãng đường tổng cộng 35,9 km trong thời gian 4h 26 phút.

Toyota lần đầu phát triển thiết bị tự hành thám hiểm mặt trăng - 1

Toyota lần đầu phát triển thiết bị tự hành thám hiểm mặt trăng

Ngoài nguyên mẫu, đã có 4 chiếc xe tự hành trên mặt trăng được chế tạo, với chi phí 38 triệu USD thời đó.

Trước khi con người đặt chân lên bề mặt Mặt Trăng một lần nữa, NASA đặt mục tiêu đưa một thiết bị không người lái lên Mặt Trăng vào năm 2024.

Đến nay, chỉ có Nga, Mỹ và Trung Quốc đã thực hiện hành trình dài 384.000 km và hạ cánh tàu vũ trụ trên Mặt Trăng. Hồi tháng trước, Israel cũng đã phóng tàu vũ trụ lên Mặt Trăng.

Nếu nhiệm vụ này thành công, Israel sẽ trở thành quốc gia thứ 4 có tàu đổ bộ lên Mặt Trăng sau 3 quốc gia trên. Hồi năm 2017, Nhật Bản từng thông báo kế hoạch đưa một nhà du hành vũ trụ lên Mặt Trăng vào năm 2030.

7 nơi trong vũ trụ có thể tồn tại sự sống ngoài Trái Đất

Chúng ta có thực sự đơn độc trong vũ trụ bao la này? Đây là câu hỏi vẫn chưa thể có lời giải, tuy nhiên, việc nhìn thấy...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vũ Thu Hương ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN