Tiểu hành tinh có kích thước bằng Đại kim tự tháp Giza lao vào Trái đất

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Theo tính toán của NASA, một tiểu hành tinh có chiều cao tương đương Đại kim tự tháp Giza tiếp cận "gần" với Trái đất vào ngày 25/7. Rất may, tảng đá vũ trụ này không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với Trái đất.

Mô phỏng một tiểu hành tinh lao vào Trái đất.

Mô phỏng một tiểu hành tinh lao vào Trái đất.

Không những thế, NASA giám sát khối thiên thạch này để tìm hiểu thêm về hệ mặt trời sơ khai - tiểu hành tinh là những mảnh thiên thạch từ thời đó - và bởi vì nếu quỹ đạo của chúng thay đổi, tiểu hành tinh này có thể là một nguy cơ trong tương lai đối với Trái đất.

Trong lần tiếp xúc gần nhất này, thiên thạch có tên gọi 2008 GO20 sẽ lao vào Trái đất chúng ta trong phạm vi 4,5 triệu km. Nó sẽ đi với tốc độ gần 29.000 km/h.

Tiểu hành tinh này có chiều ngang từ 97 đến 220 m, chiều cao tương đương Đại Kim Tự tháp Giza là 138m. Bất kỳ thiên thạch nào lớn hơn 150m đi lướt qua Trái đất trong phạm vi 7,5 triệu km mới được coi là một tiểu hành tinh có khả năng nguy hiểm (PHA).

Trung tâm Nghiên cứu Đối tượng Gần Trái đất của NASA giám sát tất cả PHA. Khoảng cách đó gấp 19,5 lần khoảng cách giữa Trái đất và mặt trăng. Và thực tế, khoảng cách này không nguy hiểm cho sự sống trên Trái đất.

Mặt khác, 2008 GO20 được cho là có khả năng nguy hiểm nếu thay đổi quỹ đạo của vật thể để nó đi qua quỹ đạo của Trái đất. Nếu điều đó xảy ra, một vụ va chạm trong tương lai với hành tinh của chúng ta có thể xảy ra, NASA cho biết.

Đây không phải là lần đầu tiên GO20 2008 đến thăm Trái đất. Nó đã từng tới gần Trái đất nhất vào tháng 8 năm 1901 khi lao tới gần Trái đất với phạm vi 1,3 triệu km. Lần tiếp xúc gần nhất tiếp theo là vào ngày 31/7 năm 1935 với khoảng cách 1,85 triệu km với Trái đất. Ở lần va chạm với Trái đất ngày 25/7 năm nay, nó cũng chỉ tiếp cận tới khoảng cách 5 triệu km.

Nguồn: [Link nguồn]

Chuyện 'bị người ngoài hành tinh bắt cóc' có thể đến từ... giấc mơ

Một nghiên cứu cho thấy giấc mơ linh hoạt, trong đó mọi người nhận thức được một phần và có thể kiểm soát giấc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hà Thu (theo Live Science) ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN