"Siêu Mặt trăng" 2017 vừa lướt qua, chuẩn bị có "siêu trăng" 2018

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Nếu vừa bỏ lỡ "siêu trăng" 2017 thì bạn sẽ sớm có cơ hội quan sát một "siêu trăng" tương tự.

Theo Business Insider, ngày 2/12/2017 vừa qua nhằm ngày 15/10 âm lịch đã xảy ra hiện tượng "siêu Mặt trăng" khi nó đi qua Trái đất với khoảng cách với Trái đất gần hơn, sáng hơn thông thường. Tuy nhiên, so với "siêu trăng" của năm 2016 (kỷ lục kể từ năm 1948) thì "siêu trăng" 2017 không thể sánh bằng.

Dưới đây là một số hình ảnh "siêu Mặt trăng" 2017:

"Siêu Mặt trăng" 2017 vừa lướt qua, chuẩn bị có "siêu trăng" 2018 - 1

Một chuyến bay khởi hành từ sân bay Ronald Reagan xuất hiện dưới ánh trăng ở Washington, DC. (Ảnh: Bill Ingalls/NASA)

"Siêu Mặt trăng" 2017 vừa lướt qua, chuẩn bị có "siêu trăng" 2018 - 2

Để xem "siêu trăng" tiếp theo, bạn chỉ cần đợi tới ngày 31/1/2018, tức 15 tháng Chạp âm lịch năm 2017. Trong ảnh là "siêu trăng" hôm 2/12/2017 quan sát từ Tây Ban Nha.

"Siêu Mặt trăng" 2017 vừa lướt qua, chuẩn bị có "siêu trăng" 2018 - 3

Ánh trắng dưới ánh đèn Noel lấp lánh. Trong ảnh là "siêu trăng" quan sát từ nước Pháp.

"Siêu Mặt trăng" 2017 vừa lướt qua, chuẩn bị có "siêu trăng" 2018 - 4

Trăng đang lên ở Washington, D.C.

"Siêu Mặt trăng" 2017 vừa lướt qua, chuẩn bị có "siêu trăng" 2018 - 5

Ánh trăng vẫn còn ẩn hiện sau nhà thờ Nuestra Senora de la Encarnacion tại Olvera, Tây Ban Nha vào hôm sau.

"Siêu Mặt trăng" 2017 vừa lướt qua, chuẩn bị có "siêu trăng" 2018 - 6

Một người dùng so sánh ánh trăng rằm như chiếc bánh pizza 16-inches, trong khi "siêu trăng" tăng lên 16,1-inches.

NASA lần đầu công bố video phi hành gia lái xe trên Mặt Trăng

Mặc dù bề mặt Mặt Trăng gồ ghề nhưng các phi hành gia đã thực hiện một chuyến đi thành công.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN