Sáng mai (ngày 20/4), nhật thực sẽ diễn ra trên bầu trời Việt Nam

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Tại TP.HCM, hiện tượng này sẽ bắt đầu vào lúc 10h36, đạt cực đại với độ che phủ 5,38% vào lúc 11h20.

Sáng mai (ngày 20/4), nhật thực bán phần sẽ diễn ra. Tại TP.HCM. Hiện tượng này sẽ bắt đầu vào lúc 10h36, đạt cực đại với độ che phủ 5,38% vào lúc 11h20, và kết thúc vào lúc 12h06 cùng ngày. Lưu ý: Không nên quan sát trực tiếp bằng mắt thường mà cần sử dụng kính chuyên dụng.

Dựa trên dân số của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên đường đi của nhật thực, có khoảng 375.000 người trên toàn thế giới quan sát được nhật thực toàn phần và nhật thực hình khuyên; khoảng 9,58 triệu người quan sát được mức độ che phủ trên 90%; khoảng 693.000 người quan sát với độ che phủ dưới 10%, bao gồm ở Việt Nam.

Thời gian và mô phỏng nhật khi đạt cực đại ở TP.HCM vào sáng 20/4.

Thời gian và mô phỏng nhật khi đạt cực đại ở TP.HCM vào sáng 20/4.

Liên quan tới hiện tượng nhật thực, anh Đặng Tuấn Duy - Chủ nhiệm Câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư TP.HCM cho biết, theo số liệu trong khoảng 5.000 năm của Jean Meeus và Fred Espenak, có 11.898 lần nhật thực diễn ra và 3.173 trong số đó là nhật thực toàn phần (tức xác suất là 26,7%).

Trung bình, tại một nơi bất kỳ, nhật thực toàn phần diễn ra sau mỗi 18,9 tháng. Để quan sát được nhật thực toàn phần tại một vị trí nhất định trên Trái Đất, ước tính trung bình con người phải đợi khoảng 375 năm. Chẳng hạn theo số liệu từ từ NASA, 5 lần quan sát được nhật thực toàn phần tại Washington, Mỹ gần nhất là vào các năm 664, 1079, 1451, 1478 và 2444, tức sau bình quân mỗi 356 năm.

"Để quan sát được nhật thực toàn phần, bạn phải quan sát ở một khu vực/dải hẹp nhất định trên bề mặt Trái Đất - nơi có vùng bóng tối (umbra) bởi Mặt Trăng quét qua mà không phải khu vực nào cũng có cư dân sinh sống. Thông thường, bề rộng dải hẹp này rơi vào khoảng 100 - 160 km/50 dặm mà thôi, và chỉ có thể lên tới 267km trong các lần nhật thực toàn phần có pha toàn phần lớn hơn 7 phút", ông Duy cho biết.

Nhật thực một phần (Partial Solar Eclipse): Một phần bề mặt Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất, trông như Mặt Trời bị khuyết một chút nhưng rất khó để nhận ra nếu không quan sát qua thiết bị chuyên dụng. 

Nhật thực toàn phần (Total Solar Eclipse): Toàn bộ đĩa Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất, và kèm theo đó là rất nhiều hiện tượng thú vị phía sau, bao gồm:

- Ngày có 2 đêm: Giữa trưa, chúng ta có thể nghe tiếng gà gáy và quan sát thấy một số ngôi sao/hành tinh sáng trên bầu trời. Chúng ta sẽ có cơ hội trải nghiệm này khi diễn ra nhật thực toàn phần. Do nhật thực toàn phần không nhận thấy được cho tới khi Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất khoảng trên 90%. Nếu Mặt Trời bị che khuất đến 99%, bầu trời giữa ban ngày trông như vào buổi bình minh hay vào buổi hoàng hôn, chúng ta có thể nghe tiếng gà gáy, các loài vật cũng có những phản ứng kỳ lạ với sự thay đổi bất ngờ này (ngày 2 đêm).

- Vành nhật hoa (Corona): Chúng ta chỉ quan sát được vành nhật hoa (Corona, khí quyển ngoài cùng của Mặt Trời hau vầng hào quang bao quanh bề mặt Mặt Trời) khi diễn ra nhật thực toàn phần. Vành nhật hoa tuy nóng đến hàng triệu độ nhưng cực kỳ loãng và mờ, so với bề mặt sáng chói cuả Mặt Trời. Chúng ta chỉ quan sát thấy khi đĩa Mặt Trời bị che toàn bộ.

- Chuỗi hạt Baily (Baily’s Beads): Hiệu ứng này diễn ra ở thời điểm kết thúc pha một phần và bắt đầu pha toàn phần, cũng như khi kết thúc pha toàn phần và chuẩn bị về lại pha một phần. Chuỗi hạt Baily luôn đi kèm với nhật thực toàn phần.

Khi Mặt Trăng chuẩn bị che khuất hoàn toàn đĩa Mặt Trời, địa hình lồi lõm của phần rìa Mặt Trăng cho phép chúng phản chiếu lại các chùm ánh sáng Mặt Trời tại một số khu vực. Điều này làm chúng ta quan sát thấy bao quanh Mặt Trăng giống như một chuỗi các hạt bao quanh.

- Hiệu ứng nhẫn kim cương  (Diamond Ring Effect): Hiệu ứng nhẫn kim cương là một trường hợp của chuỗi hạt Baily. Khi chỉ còn một chuỗi duy nhất, đó là hiệu ứng nhẫn kim cương. Theo đó, chuỗi hạt Baily diễn ra trong vài giây tại những nơi ở trong dải toàn phần.

Nguồn: [Link nguồn]

Hiện tượng kỳ dị: Trăng máu làm hàng loạt sinh vật ”rơi tự do”

Trăng tròn ma mị khiến hàng loạt sinh vật bay của Trái Đất như bị hút lấy, bay lên rất cao, để rồi bất ngờ đồng loạt mất độ cao khi trăng thường chuyển thành trăng máu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo NGỌC PHẠM ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN