Phụ nữ 'nói dối' quá nhiều trên Facebook?
Kết quả từ một cuộc điều tra đã cho thâý rằng những phụ nữ dùng Facebook thường có xu hướng nói dối hoặc phóng đại về cuộc sống của mình. Liệu điều đó có thực sự tốt ?
Một bài báo đã được đăng với tiêu đề “ Tại sao phụ nữ liên tục nói dối trên Facebook? “Khi đọc được nó, suy nghĩ đầu tiên hiện ra trong đầu tôi là liệu họ có thực sự như thế bởi tôi cũng là một phụ nữ dùng Facebook nhưng tôi không nói dối liên tục hay phô trương quá nhiều về cuộc sống của mình như tờ báo kia đã nói.”
Theo như số liệu từ điều tra thu thập được thì sau khi tiến hành cuộc khảo sát OnePoll với 2.000 phụ nữ, các nhà nghiên cứu phát hiện ra ít nhất 1/5 số phụ nữ phóng đại hoặc bóp méo trên mạng xã hội 1 tháng/lần về những gì họ đang làm.
“Tôi đã đăng nhập Facebook và vào đọc trạng thái những người bạn nữ của tôi đã đăng để xem liệu có thực sự đó chỉ là những lời nói dối, nhưng sự thực là tôi không hề tìm thấy một lời nói dối nào. Tất cả những gì họ viết về cuộc sống xung quanh họ, theo như tôi đã biết, hoàn toàn là sự thật, không giống như tờ báo kia đã nhận định.”
Vậy phụ nữ sẽ thường nói dối những gì trên mạng xã hội? Theo cuộc khảo sát, 1/3 số phụ nữ được hỏi thừa nhận “không trung thực” trên các mạng xã hội Facebook và Twitter trong một giai đoạn nào đó. Gần 1/4 số người thừa nhận thường nói dối hoặc phóng đại những khía cạnh quan trọng của cuộc sống khoảng từ 1- 3 lần/ tháng. Gần 1/10 số người nói rằng họ nói dối hơn 1 lần/ tuần. Khoảng 30% số phụ nữ nói dối về những việc đang làm khi ở nhà một mình, 1/4 cường điệu khả năng uống rượu trong khi 1/5 số phụ nữ không trung thực về những kỳ nghỉ hoặc nghề nghiệp. Họ thậm chí còn nói dối về tình trạng mối quan hệ của mình.
Lý do khiến phụ nữ phải nói dối trên Facebook là gì?
Lý do phổ biến nhất khiến phụ nữ nói dối trên mạng xã hội là vì họ lo lắng người khác chê cuộc sống của mình nhàm chán, do họ ghen tị trước những bài đăng thú vị hơn của người khác và muốn gây ấn tượng với bạn bè, người quen. Như đã đề cập, những cuộc nghiên cứu khác cũng đã nhìn nhận về việc các phương tiện truyền thông đã đem tới cho người dùng những cảm nhận thế nào. Một nghiên cứu của Đức đã cho thấy rằng việc cảm thấy ghen tị trên Facebook thực sự là một vấn đề chung, ví dụ như việc xem những bức ảnh người khác đăng tải về kì nghỉ hè của họ có thể khiến bạn cảm thây không hài lòng với cuộc sống hiện tại của mình và cảm thấy ghen tị với họ.
Các nhà tâm lý học cho biết, những người tìm cách “luôn luôn kết nối” trên mạng xã hội trong thực tế lại cảm thấy “bị cô lập nhiều hơn”. Họ cũng thừa nhận: “chúng tôi càng cố gắng khiến cuộc sống của mình có vẻ như hoàn hảo, chúng tôi càng cảm thấy nó bớt tốt đẹp”.
Nhìn chung, Facebook là nơi con người ta thể hiện cảm xúc hay đơn giản như một cuốn kí online để mọi người có thể bày tỏ những quan điểm hoặc thể hiện những gì thú vị của cuộc sống, bản thân. Tuy nhiên, đôi khi nó cũng chính là con dao hai lưỡi. Bởi vậy mà hãy luôn cẩn trọng và sáng suốt để có thể sử dụng Facebook một cách thông minh và hữu dụng nhất.