Phát hiện “vết lõm” trên bề mặt Sao Hỏa do thiên thạch đâm vào

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Tàu đổ bộ InSight của NASA đã phát hiện ra vết tích của sự tác động bởi thiên thạch trên bề mặt Sao Hỏa.

Theo Engadget, các nhà nghiên cứu đã tìm ra nguyên nhân của một vết tích mà tàu đổ bộ InSight phát hiện được ở vùng Amazonis Planitia của Sao Hỏa vào ngày 24/12/2021, theo đó, “vết lõm” là kết quả của một vụ va chạm với thiên thạch của hành tinh đỏ.

Đây cũng là lần đầu tiên một sứ mệnh vũ trụ chứng kiến sự hình thành của một vết lõm trên hành tinh này. Các nhà khoa học đã phát hiện ra khi họ xem các bức ảnh trước và sau từ tàu Mars Reconnaissance Orbiter (MRO) cho thấy một vết nứt dài khoảng 150 mét trong ảnh chụp.

Vết lõm trên bề mặt Sao Hỏa do thiên thạch tạo ra.

Vết lõm trên bề mặt Sao Hỏa do thiên thạch tạo ra.

Thiên thạch được cho là có chiều dài từ 4,8 - 11,8 mét. Nếu ở bầu khí quyển của Trái Đất thiên thạch này có thể đã bị thiêu cháy, nhưng nó đủ lớn để tồn tại trong bầu khí quyển siêu mỏng của sao Hỏa. Cú va chạm rất dữ dội, tạo thành một hố sâu 21,3 mét và ném các mảnh vỡ xa tới 23 dặm tính từ miệng hố. Nó cũng làm lộ ra lớp băng dưới bề mặt mà trước đây chưa từng được nhìn thấy ở những khu vực gần với đường xích đạo của Sao Hỏa.

Phải mất một thời gian để các nhà nghiên cứu có thể đưa ra kết luận về sự kiện thiên thạch va chạm với Sao Hỏa. Vào tháng 2, nhóm của Malin Space Science Systems đã sử dụng hai trong số các máy ảnh của MRO (máy ảnh đen trắng và máy ảnh màu sao Hỏa) để điều tra về nguồn gốc của vết lõm.

Như Gizmodo giải thích, dấu hiệu quang phổ của sự va chạm cho thấy một lớp vỏ tương đối mềm ở vùng Cerberus Fossae của sao Hỏa. Kết hợp với bụi đen, điều này cho thấy thiên thạch đã va vào hành tinh đỏ được khoảng 50.000 năm.

Cú va chạm đã làm lộ ra lớp băng bên dưới lớp bụi đất dày của Sao Hỏa.

Cú va chạm đã làm lộ ra lớp băng bên dưới lớp bụi đất dày của Sao Hỏa.

Khám phá có thể giúp cộng đồng khoa học hiểu được dòng thời gian địa chất của Sao Hỏa bằng cách xác định tỷ lệ các miệng hố xuất hiện trên hành tinh này. Điều này cũng rất quan trọng đối với những người sẽ đặt chân lên Sao Hỏa, họ có thể cần lớp băng dưới lòng đất để làm thức ăn và nhiên liệu cho tên lửa. Đồng thời có thể giúp mang theo ít vật dụng hơn hoặc kéo dài thời gian lưu trú tại hành tinh này.

Cùng với sự kiện đáng mừng này, tàu đổ bộ InSight cũng đang đi đến những ngày tháng hoạt động cuối cùng của nó. NASA cảnh báo tàu không thể tồn tại lâu hơn nữa và dự kiến ​​sẽ ngừng hoạt động sau 6 tuần, vì bụi đã phủ kín làm hạn chế hiệu quả của các tấm pin mặt trời.

Nhưng hoạt động của Insight kéo dài đến nay đã là quá tốt và vượt xa dự đoán của NASA khi tuyên bố tàu sẽ ngừng vào đầu hoặc giữa năm 2022, và việc phát hiện hố thiên thạch có thể là thành tựu quan trọng cuối cùng của InSight.

Nguồn: [Link nguồn]

NASA/ESA chụp được “cánh cổng mở vào vũ trụ khác”

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thanh Phong ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN