Rùng rợn "quái vật vũ trụ" bắn tia plasma làm nổ tung thiên hà khác

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Hai kính viễn vọng vô tuyến của Ấn Độ và Nam Phi đã ghi lại khoảnh khắc gây sốc khi một chùm tia plasma nhanh gần bằng tốc độ ánh sáng bắn ra từ lỗ đen quái vật ở tâm thiên hà RAD12.

Theo tờ Space, nạn nhân của lỗ đen quái vật nói trên là một thiên hà lân cận mang tên RAD12-B, đang trong giai đoạn va chạm và sáp nhập với thiên hà RAD12 chứa lỗ đen.

Đây là lần đầu tiên một luồng phản lực cực mạnh từ lỗ đen của một thiên hà được phát hiện đang tấn công một thiên hà lớn khác.

Bức ảnh được tô màu cho thấy chùm tia plasma (màu hồng) từ thiên hà này bắn sang thiên hà khác - Ảnh: Ananda Hota/GMRT/CFHT/MeerKAT

Bức ảnh được tô màu cho thấy chùm tia plasma (màu hồng) từ thiên hà này bắn sang thiên hà khác - Ảnh: Ananda Hota/GMRT/CFHT/MeerKAT

Lỗ đen "quái vật" là dạng lỗ đen siêu khối, thường là lỗ đen trung tâm của các thiên hà, giống như Sagittarius A* ở tâm thiên hà của chúng ta. Chúng có thể bắn ra ngoài không gian các luồng phản lực, thường xuất phát từ vật chất mà chúng nuốt vào trước nó. Các luồng này, dưới dạng plasma, thường gồm khí ion hóa và các điện tử.

Tuy nhiên, luồng phản lực lần này lại không theo cặp, mà chỉ có một luồng duy nhất bắn về phía thiên hà lân cận. Nguồn gốc và nguyên nhân của hành vi này vẫn còn là bí ẩn.

Theo trưởng nhóm nghiên cứu - phó giáo sư sĩ Anada Hota từ Khoa Năng lượng nguyên tử Trường ĐH Mumbai (Ấn Độ), đây là một hệ thống hiếm có có thể giúp hoàn thiện hơn bức tranh về các luồng phản lực vô tuyến của lỗ đen quái vật, liên quan mật thiết đến sự hình thành sao của các thiên hà trong quá trình sáp nhập.

Bản chất lệch lạc kỳ lạ của tia plasma từ lỗ đen quái vật RAD12 lần đầu được quan sát thấy năm 2013 từ một số chương trình quan sát không gian. Để nghiên cứu, các nhà khoa học đã hướng kính viễn vọng vô tuyến GMRT ở Ấn Độ và MeerKAT ở Nam Phi về phía vật thể, từ đó quan sát rõ hiện tượng bất thường.

Dòng plasma năng lượng cao, hình nón đã phóng ra từ RAD12, lan ra ngoài các ngôi sao có thể nhìn thấy được của thiên hà, thành từng đợt sóng trong đó các sóng cũ nở ra như mã của cây nấm.

Toàn bộ cấu trúc của tia plasma khổng lồ và lan tỏa này dài hơn 440.000 năm ánh sáng, to hơn nhiều so với chính thiên hà chủ của lỗ đen và đủ xa để làm nổ tung thiên hà sắp bị sáp nhập.

Như vậy, phát hiện này cũng đưa ra một cái nhìn mới về những gì có thể xảy ra khi hai thiên hà sáp nhập. Đó không phải sự kiện hiếm trong vũ trụ. Bản thân thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà) cũng được cho là đã sáp nhập với khoảng 16 thiên hà khác trong quá khứ, nhưng vì Milky Way quá lớn nên chủ yếu là các thiên hà kia bị nó nuốt chửng.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Monthly Notices of the Royal Astronomical Society: Letters.

Nguồn: [Link nguồn]

Hành tinh có sự sống đã xuất hiện cạnh Trái Đất, nhưng gặp thảm họa

Các nhà khoa học đã tìm ra lời giải thích khả dĩ về cách đại tuyệt chủng xảy ra trên một hành tinh mà NASA, ESA và nhiều cơ quan vũ trụ khác tin rằng phải có sự sống.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN