Phái đoàn Triều Tiên thăm Trung tâm Điều hành mạng lưới viễn thông toàn cầu của Viettel

Sự kiện: Internet Công nghệ

Đây là nơi trực tiếp giám sát và vận hành khai thác hệ thống viễn thông, công nghệ thông tin của Viettel tại Việt Nam,

Chiều 28/2, phái đoàn cấp cao của Triều Tiên đã đến thăm và làm việc tại cơ sở nghiên cứu, sản xuất thiết bị dân sự của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).

Phái đoàn cấp cao của Triều Tiên do ba Phó chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên là các ông Ri Su Yong, Kim Pyong Hee, O Su Yong dẫn đầu đã được đón tiếp bởi Thượng tướng Bế Xuân Trường - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cùng lãnh đạo Tập đoàn Viettel.

Phái đoàn Triều Tiên thăm Trung tâm Điều hành mạng lưới viễn thông toàn cầu của Viettel - 1

Phái đoàn cấp cao của Triều Tiên đến thăm tổ hợp nghiên cứu, sản xuất thiết bị dân sự của Viettel.

Tiếp đón phái đoàn cấp cao Triều Tiên tại các cở sở sản xuất thiết bị dân sự của mình, chỉ trong khoảng thời gian ngắn Viettel đã giới thiệu các lĩnh vực nổi bật của Tập đoàn.

Từ nhà khai thác viễn thông trở thành nhà cung cấp dịch vụ số

Bắt đầu kinh doanh viễn thông với số vốn khởi điểm là 2,3 tỉ VNĐ (tương đương 100.000 USD) và giá trị thương hiệu bằng 0. Đến nay, Viettel đã vươn lên là Tập đoàn kinh tế lớn nhất Việt Nam, được định giá là một trong 500 thương hiệu có giá trị nhất thế giới với mức định giá thương hiệu 4.316 tỷ USD.

Phái đoàn Triều Tiên thăm Trung tâm Điều hành mạng lưới viễn thông toàn cầu của Viettel - 2

Viettel đang chuyển dịch từ nhà khai thác dịch vụ viễn thông sang nhà cung cấp dịch vụ số.

Giá trị của Viettel được đánh giá cao do sự hiện diện và đóng góp ở 10 thị trường nước ngoài. Điều này cho thấy Viettel đã trở thành một doanh nghiệp có tính cạnh tranh cao trên trường quốc tế. Tại 11 nước Viettel kinh doanh, Tập đoàn đã áp dụng chiến lược liên tục đổi mới để sáng tạo ra các giải pháp đem lại tiện ích cho con người, cho xã hội. Đến nay, Viettel đã là nhà mạng dẫn đầu tại các thị trường sau 3 năm kinh doanh, nhận được sự tin dùng từ hơn 100 triệu khách hàng trên toàn cầu và là một trong những tập đoàn viễn thông có số lượng khách hàng lớn nhất thế giới.

Hiện nay, với mục tiêu chuyển dịch từ nhà khai thác dịch vụ viễn thông sang nhà cung cấp dịch vụ số, Viettel triển khai nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ, tham gia xây dựng chính phủ điện tử, kiến tạo xã hội thông minh, giúp người dân giải quyết các vấn đề cuộc sống tại tất cả các thị trường Viettet đang đầu tư. Các giải pháp xây dựng thành phố thông minh, hệ thống quản lý dành cho giáo dục, y tế, nông nghiệp, thanh toán điện tử… của Viettel được các bộ, ngành, doanh nghiệp và cá nhân sử dụng hiệu quả.

Từ nhập khẩu toàn bộ thiết bị đến tự sản xuất và xuất khẩu

Bắt nguồn từ mục đích không muốn phụ thuộc nguồn cung về chủng loại, giá, đặc tính khả năng vận hành và khai thác, mà còn tiềm ẩn nguy cơ không thể chống đỡ về an toàn, an ninh mạng lưới viễn thông quốc gia, Viettel đã quyết định tự nghiên cứu sản xuất thiết bị mạng lõi của mạng viễn thông. Trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất, Viettel đạt được các thành công bằng việc đã làm chủ được việc nghiên cứu, sản xuất các thiết bị hạ tầng viễn thông giúp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho mạng lưới của Viettel và của quốc gia.

Phái đoàn Triều Tiên thăm Trung tâm Điều hành mạng lưới viễn thông toàn cầu của Viettel - 3

Trung tâm Điều hành mạng lưới viễn thông toàn cầu.

Trong đó, Viettel đã hoàn thành nghiên cứu, sản xuất toàn bộ quá trình từ các thiết bị mạng truy nhập cho đến thiết bị mạng lõi của mạng viễn thông 4G và đưa vào triển khai trên mạng lưới của Viettel cả trong và ngoài nước. Viettel đặt mục tiêu tới năm 2020, 80% thiết bị hạ tầng mạng lõi viễn thông của Viettel là sản phẩm của Viettel và hoàn thành giai đoạn 1 nghiên cứu thiết kế, ra được sản phẩm mẫu là chipset và trạm BTS 5G. Mục tiêu này phù hợp và đồng bộ với việc triển khai xây dựng hạ tầng viễn thông của Viettel tại Việt Nam trong giai đoạn tới: Năm 2019 - 2020 thử nghiệm thiết bị hạ tầng viễn thông 5G, đến năm 2021 sẽ triển khai mạng viễn thông 5G tại các đô thị và đến năm 2023 triển khai trên toàn quốc mạng viễn thông 5G.

Cũng trong chuyến thăm, phái đoàn cấp cao của Triều Tiên đã đến thăm Trung tâm Điều hành mạng lưới viễn thông toàn cầu, là nơi trực tiếp giám sát và vận hành khai thác hệ thống viễn thông, công nghệ thông tin của Viettel tại Việt Nam, đồng thời hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật cho 10 công ty viễn thông nước ngoài. 

Phái đoàn còn được giới thiệu về hệ thống sản phẩm thiết bị lõi viễn thông do Viettel sản xuất  (trạm phát sóng 4G - EnodeB, hệ thống tính cước thời gian thực OCS, hệ thống tổng đài thoại - MSC; tổng đài nhắn tin SMSC; tổng đài dữ liệu mạng 4G - EPC,…)

Để thể hiện được năng lực tự sản xuất các thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin, Viettel còn giới thiệu đến phái đoàn các thiết bị, giải pháp dành cho ngư dân, như: Thiết bị bộ đàm liên lạc nhóm, máy nhận dạng tàu cá AIS, máy thông tin tàu cá, hệ thống giám sát tàu cá - stracking, thiết bị cứu nạn cá nhân, hệ thống Phát tin cảnh báo thiên tai,... Viettel cũng sở hữu dây chuyền gắn linh kiện điện tử trên bề mặt hiện đại, đáp ứng yêu cầu sản xuất điện thoại, máy tính bảng, máy tính chuyên dụng,...

Ông Ri Su Yong - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch BCH Đảng Lao động Triều Tiên, Trưởng ban Quốc tế phát biểu: "Chúng tôi đã được nghe về sản phẩm của Viettel và rất ấn tượng với công nghệ của các bạn. Tại Triều Tiên, chúng tôi cũng rất quan tâm đến lĩnh vực Viễn thông và các sản phẩm cho xã hội thông minh. Hy vọng sau chuyến viếng thăm lần này sẽ có những cơ hội khác để giao lưu, hợp tác trong các lĩnh vực này với Viettel".

Viettel là một trong những đơn vị được giao trọng trách đảm bảo cung cấp dịch vụ viễn thông phục vụ phóng viên tới tác nghiệp tại Trung tâm báo chí quốc tế (IMC). Đặc biệt, Viettel cũng là đơn vị duy nhất cung cấp dịch vụ internet và thoại quốc tế cho các hãng thông tấn báo chí tại các phòng làm việc khép kín trong IMC.

So với Hội nghị thượng đỉnh APEC, số lượng phóng viên của Hội nghị này tăng lên gấp đôi, khoảng 3.5000 người, song thời gian để triển khai đảm bảo hạ tầng thông tin liên lạc chỉ bằng 1/8. Viettel đảm bảo hơn dự phòng cáp và thiết bị gấp 3 lần so với yêu cầu của Ban tổ chức là dự phòng 1+1,đảm bảo hơn 2.000 mạng lan, hàng chục smallcell và Wi-Fi, chưa kể xe cơ động.

Tại IMC, Viettel cam kết mỗi người dùng internet có dây đảm bảo dung lượng quốc tế tối thiểu 20Mbps/người dùng, gấp 20 lần so với khách hàng thường; kết nối Wi-Fi đảm bảo cho khoảng 3.5000 người dùng sử dụng đồng thời với tốc độ cao đáp ứng cho các nhu cầu quay phim, chụp ảnh, livestream, post bài của phóng viên quốc tế và trong nước. Ngoài ra, Viettel cũng cung cấp dịch vụ thoại cố định kèm thiết bị cho hàng trăm bàn làm việc của ban tổ chức và phòng làm việc của phóng viên.

VNPT, Viettel tung lực lượng hùng hậu ứng trực phục vụ Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều

Khoảng 700 nhân sự của VNPT sẽ ứng trực 24/24h phục vụ Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Internet Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN