NASA xác nhận "miền đất sự sống" trên Sao Hỏa

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Những bằng chứng mới cho thấy miệng hố va chạm Jezero trên Sao Hỏa thực sự từng là một đồng bằng sông trù phú, y hệt các đồng bằng sông của Trái Đất.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Science cho biết các nhà khoa học đã xác định được điểm tương đồng giữa đặc điểm của các vách đá nhìn từ đáy miệng hố va các mô hình đồng bằng sông của Trái Đất. Hình dạng của 3 lớp dưới cùng cho thấy sự hiện diện của dòng nước ổn định từ rất sớm. "Sao Hỏa từng đủ ấm và đủ ẩm để hỗ trợ chu kỳ thủy văn 3,7 tỉ năm trước" - nhóm tác giả dẫn đầu bởi nhà thiên văn học Amy Williams của NASA cho hay.

Bên trong miệng hố va chạm Jezero của Sao Hỏa - Ảnh: NASA

Bên trong miệng hố va chạm Jezero của Sao Hỏa - Ảnh: NASA

Theo bài tóm tắt nghiên cứu trên website của NASA công trình này dựa trên các dữ liệu mà tàu thăm dò Perseverance của NASA đã thu thập được trong chuyến du hành đến Jezero từ tháng 2.

Trước đó, các dữ liệu quan sát từ trên cao của tàu quỹ đạo đã khiến NASA nghi ngờ vùng này chứa một con hệ thống sông cổ đại và một hồ nước lớn, lắng đọng trầm tích trong một vùng châu thổ hình quạt.

Đồng bằng sông cổ đại bên trong Jezero - Ảnh: NASA

Đồng bằng sông cổ đại bên trong Jezero - Ảnh: NASA

Theo Science Alert, các lớp trầm tích gần đây nhất trong khu vực có chứa các tảng đá hơn 1 mét, nằm rải rác, có thể do lũ lụt cuốn đến. Nhưng chính lớp trầm tích "nền" bên dưới, chứa nhiều hạt mịn, sẽ là mục tiêu lấy mẫu của NASA, với hy vọng tìm ra bằng chứng trực tiếp về sự sống đã tuyệt chủng trên Sao Hỏa.

Hành trình tiếp theo của tàu thăm dò mặt đất Perseverance là băng qua vùng châu thổ để đến được bờ hồ cổ đại, cuối cùng là khám phá các cạnh của miệng hố va chạm Jezero.

Nguồn: [Link nguồn]

Nga nghi ngờ chùm vệ tinh Starlink của SpaceX có thể phục vụ cho hoạt động quân sự

Tổng Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) Dmitry Rogozin tin rằng chùm vệ tinh Starlink do công ty SpaceX phóng lên quỹ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN