NASA vô tình chụp được tương lai của "quái vật" chứa Trái Đất

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Vật thể khổng lồ màu đỏ cam hiện ra trong dữ liệu thu thập bởi siêu kính viễn vọng không gian James Webb có thể chính là hình ảnh của thiên hà "quái vật" của chúng ta 5 tỉ năm sau.

Kính viễn vọng không gian James Webb do NASA phát triển và điều hành chính vừa ghi nhận một thiên hà lạ lùng mang tên NGC 3256. Nó khổng lồ, có màu đỏ cam, xoáy cực gắt với các tua dài chứa đầy bụi và sao, tỏa sáng như một con bạch tuộc rực rỡ.

Theo tờ Space, các nhà khoa học gọi nó là "đống đổ nát từ cuộc đụng độ của các Titan vũ trụ". Titan là những vị thần khổng lồ sơ khai trong thần thoại Hy Lạp. Hai thiên hà cổ đại từng tạo nên NGC 3256 cũng vậy.

NGC 3256 có thể là tương lai của cặp đôi "quái vật" Ngân Hà - Tiên Nữ - Ảnh: NASA

NGC 3256 có thể là tương lai của cặp đôi "quái vật" Ngân Hà - Tiên Nữ - Ảnh: NASA

Nói cách khác, NGC 3256 dị biệt vì nó là tàn tích của một vụ sáp nhập thiên hà chưa quá lâu trước khoảnh khắc mà James Webb bắt được, khi thiên hà mới hình thành từ sự kiện đó hãy còn hỗn loạn.

Màu cam đỏ của thiên hà trong hình ảnh vừa được NASA phát hiện là dấu hiệu của sự hình thành các ngôi sao trẻ mạnh mẽ, phát ra ánh sáng hồng ngoại. James Webb chính là một công cụ để nắm bắt tia hồng ngoại cực tốt từ không gian sâu.

Thiên hà này cực lớn bởi là kết quả vụ đụng độ của hai thiên hà thuộc nhóm "quái vật" trong vũ trụ, tức to lớn giống thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà).

"Nghiên cứu về những vụ va chạm vũ trụ này có thể cung cấp cho các nhà thiên văn rất nhiều điều về cách các thiên hà giống Ngân Hà của chúng ta phát triển bằng cách hợp nhất với các thiên hà khác" - các nhà khoa học NASA cho biết.

Vì sự tăng trưởng thiên hà theo cách này cũng dẫn đến sự hợp nhất và lớn lên của các lỗ đen nên việc nghiên cứu thiên hà đỏ cam này cũng giúp giải quyết bí ẩn về các lỗ đen quái vật to lớn nhất, có thể to bằng hàng triệu cho đến hàng tỉ Mặt Trời.

Với chúng ta, đó có thể là "cửa sổ thời gian" nhìn vào quá khứ lẫn tương lai: Ngân Hà được cho là đạt được kích thước khủng khiếp này nhờ trên dưới 20 vụ sáp nhập thiên hà.

Trong tương lai, có 2 vụ sáp nhập được dự đoán là cuộc đối đầu với thiên hà vệ tinh Đám mây Magellan Lớn và thiên hà khổng lồ Tiên Nữ (Andromeda), xảy ra vào khoảng 2 tỉ và 4-5 tỉ năm sau.

Trong đó, cuộc đụng độ Ngân Hà - Tiên Nữ được dự báo sẽ giống với sự kiện vừa được quan sát, bởi cả hai đều là những "Titan" trong thế giới thiên hà.

Các vụ va chạm thiên hà thường không hủy hoại các thiên thể bên trong nó mà ngược lại còn kích thích hình thành sao mới mạnh mẽ, tuy nhiên cũng có khả năng cao nó làm thay đổi vị trí của hệ Mặt Trời và từng hành tinh bên trong hệ.

Kịch bản không may được dự đoán là Trái Đất có thể bị văng khỏi "vùng sự sống" và bị tuyệt chủng, nếu như 5 tỉ năm sau sự sống vẫn còn tồn tại ở đây.

Nguồn: [Link nguồn]

Hai quả cầu to bằng thành phố đâm sầm, ”xuyên không” đến Trái Đất

Một tia vũ trụ dị thường vừa hiện ra trước các đài thiên văn Trái Đất đã giúp các nhà khoa học lần ra manh mối về cuộc "tàn sát" lẫn nhau của hai vật thể cực kỳ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN