NASA tìm thấy “hoá thạch ngân hà” cổ xưa, vén màn bí mật về vũ trụ

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Phát hiện mới của NASA đã hé lộ những bí mật về quá trình tiến hóa của Ngân Hà.

Theo BGR, các nhà khoa học NASA vừa có một phát hiện đáng kinh ngạc, một "hóa thạch ngân hà" chứa đầy hoạt động tia X có thể giúp hiểu rõ hơn về quá trình tiến hóa của các thiên hà. Trái ngược với những hóa thạch trên Trái Đất được tạo thành từ xương hay vỏ sò, "hóa thạch" này là tập hợp các hoạt động năng lượng còn sót lại trong một thiên hà đã trải qua quá trình biến đổi mạnh mẽ.

Khám phá này được chi tiết trong một báo cáo và một video mới được NASA chia sẻ trên YouTube. Video giải thích cách thiên hà NGC 4945 bị "kích hoạt" thành một cỗ máy tạo sao do vụ phun trào của lỗ đen trung tâm vào khoảng 5 triệu năm trước.

NASA tìm thấy “hoá thạch ngân hà” cổ xưa.

NASA tìm thấy “hoá thạch ngân hà” cổ xưa.

Đây là một câu chuyện hấp dẫn, giúp mọi người hiểu rõ hơn về diện mạo độc đáo của NGC 4945 và quá trình tiến hóa của các thiên hà nói chung. Bằng cách nghiên cứu sâu hơn "hóa thạch" này, các nhà khoa học NASA hy vọng có thể giải mã lý do lỗ đen trung tâm bùng nổ và xác định xem liệu vụ phun trào này có thực sự thúc đẩy sự hình thành sao điên cuồng của thiên hà hay không.

Kimberly Weaver, nhà vật lý thiên văn tại Goddard dẫn đầu nghiên cứu, đã trình bày phát hiện này tại hội nghị lần thứ 243 của Hiệp hội Thiên văn Mỹ ở New Orleans vào ngày 11/1. Nhóm nghiên cứu cũng có một bài báo về phát hiện này, hiện đang được xem xét bởi The Astrophysical Journal. Nếu được chấp nhận, nó sẽ được công bố rộng rãi.

NGC 4945 là một thiên hà hoạt động cách Trái Đất khoảng 13 triệu năm ánh sáng, nằm trong chòm sao Nhân Mã. Như đã lưu ý ở trên, nó có một lỗ đen ở trung tâm và là nơi diễn ra một cơn bão hình thành sao được gọi là "starburst". Các nhà khoa học ước tính rằng "hóa thạch" này tạo ra tương đương 18 Mặt Trời mỗi năm, gần gấp ba lần tốc độ hình thành sao của Dải Ngân Hà nơi chúng ta đang cư ngụ.

Hơn nữa, phần lớn sự hình thành sao này diễn ra ở trung tâm thiên hà. Những sự kiện starburst như trong "hóa thạch" này được ước tính kéo dài từ 10-100 triệu năm, do đó không rõ khi nào starburst của NGC 4945 sẽ kết thúc.

Phát hiện "hóa thạch thiên hà" này không chỉ là một bước tiến thú vị trong lĩnh vực nghiên cứu thiên văn mà còn mở ra nhiều câu hỏi và hướng nghiên cứu mới về quá trình hình thành và tiến hóa của các thiên hà. Liệu các thiên hà khác có chứa những "hóa thạch" tương tự? Và chúng có thể hé lộ những bí mật gì về vũ trụ của chúng ta?

Nguồn: [Link nguồn]

Nghiên cứu mới đã "trả lại" màu sắc thực tế cho 2 hành tinh lạnh giá của hệ Mặt Trời, cho thấy chúng có thể đã ra đời như một cặp song sinh hoàn hảo.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đào Hoàng ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN