NASA/ESA chụp được 2 "quái vật vũ trụ" bẻ cong không - thời gian

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA đã chụp được "vòng tròn Einstein", một hiện tượng ngoạn mục của vũ trụ trong đó 2 thiên hà và 1 chuẩn tinh như nhân bản thành 6 nhờ bẻ cong không - thời gian.

Theo hình ảnh mà ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu) vừa công bố, có thể thấy 2 thiên hà rực rỡ đang nằm ở trung tâm của một vòng tròn ánh sáng huyền bí được tạo nên bởi 4 thiên hà khác. Thế nhưng sự thật là Hubble chỉ chụp được 2 thiên hà và 1 chuẩn tinh.

Hình ảnh ngoạn mục về "vòng tròn Einstein" được tạo ra bởi 2 thiên hà và 4 "bóng ma", bao gồm "bóng ma" của 1 chuẩn tinh không thể quan sát trực tiếp - Ảnh: HUBBLE/NASA/ESA

Hình ảnh ngoạn mục về "vòng tròn Einstein" được tạo ra bởi 2 thiên hà và 4 "bóng ma", bao gồm "bóng ma" của 1 chuẩn tinh không thể quan sát trực tiếp - Ảnh: HUBBLE/NASA/ESA

Hiện tượng ngoạn mục, được gọi là "vòng tròn Einstein", trong đó ánh sáng từ 3 vật thể ở trung tâm khi đến ống kính của Hubble đã bị uốn cong như đi qua một thấu kính kỳ lạ, bởi 2 thiên hà trung tâm mạnh mẽ đến nổi đã uốn cong không - thời gian.

Theo Science Alert, 4 "thiên hà" tạo thành vòng tròn ánh sáng thực ra chỉ là các "bóng ma" của 2 thiên hà nói trên và 1 chuẩn tinh (một lỗ đen nghiến ngấu vật chất nhiều đến nỗi tỏa sáng như sao) nằm khuất phía sau 2 thiên hà.

Tất cả ánh sáng truyền qua vùng không - thời gian đều đi theo một đường cong nên đã tạo ra những ảo ảnh không đúng với sự thật, bao gồm các "bóng ma" và các vệt nhòe kết nối các "bóng ma" thành một đường tròn hoàn hảo.

Để điều này xảy ra, bản thân 2 thiên hà chủ phải là những "quái vật" mạnh mẽ, mà lực hấp dẫn từ nó đủ uốn cong không - thời gian.

Đây là một phát hiện quý giá bởi khi đo đạc độ cong của trường hấp dẫn dựa trên đối chiếu ảnh thực và ảnh ảo, các nhà thiên văn có thể tính toán được khối lượng các thiên hà. Họ còn hy vọng từ đó hiểu thêm về "vật chất tối", thứ mà các biện pháp gián tiếp có thể cân được, biết được nó tồn tại và tác động lên những thứ xung quanh, nhưng không thể nhìn thấy.

Nguồn: [Link nguồn]

Lực lượng không gian vũ trụ Mỹ: Rác vũ trụ của Nga va vào vệ tinh Trung Quốc

Một vệ tinh thời tiết của Trung Quốc có thể đã bị phá hủy hoặc hư hỏng hồi tháng 3. Nguyên nhân có thể xuất phát...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN