Đòi "giáo dục khách hàng", startup máy trồng rau bị "cá mập" dạy dỗ tại Shark Tank

Shark Hưng nói startup nên "tự giáo dục lại mình về cách phục vụ, đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách dễ chịu hơn".

Gửi đến các nhà đầu tư lời mời 2 tỷ đồng cho 10% cổ phần công ty, Anh Tuấn giới thiệu Treant Protector Việt Nam là công ty tiên phong trong lĩnh vực thu nhỏ vertical farming (nông trại thẳng đứng) thành các cỗ máy T-Farm đưa vào không gian trong nhà, tạo thành các "khu vườn trong nhà".

Mục tiêu của startup là tạo ra các giải pháp để góp phần chống lại sự biến đổi khí hậu và giảm thiểu ô nhiễm không khí bằng phương pháp khí canh.

Mục tiêu của startup là tạo ra các giải pháp để góp phần chống lại sự biến đổi khí hậu và giảm thiểu ô nhiễm không khí bằng phương pháp khí canh.

Khi sử dụng dịch vụ của Treant Protector Việt Nam, người dùng có thể tự trồng các loại cây cỏ, các loại thực vật mong muốn với giá khoảng 25 triệu đồng/máy.

Trước nhận xét dự án chiếm nhiều diện tích nên khó khả thi tại thị trường Việt Nam, nhà sáng lập Anh Tuấn công nhận đây hiện là khó khăn chính của Treant Protector Việt Nam. "Bọn em đang ở trong giai đoạn phải giáo dục khách hàng để họ chấp nhận sẽ có một khu vườn trong nhà trước đã", Anh Tuấn nói.

Startup muốn "giáo dục khách hàng" bị các Shark phản ứng.

Startup muốn "giáo dục khách hàng" bị các Shark phản ứng.

Tuy nhiên, phát biểu này của nhà sáng lập không được Shark Phạm Thanh Hưng đồng tình. Shark Hưng nói Anh Tuấn nên "tự giáo dục lại mình về cách phục vụ, đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách dễ chịu hơn".

Shark Hưng tại tập 12 của Shark Tank mùa 3.

Shark Hưng tại tập 12 của Shark Tank mùa 3.

Shark Việt cũng nhận xét: "Để khách hàng giáo dục mình thì tốt hơn, chứ mình giáo dục khách hàng thì khó lắm. Bản thân em cũng phải xác định mình không phải ông chủ, người chủ là người trả tiền để mua sản phẩm của mình".

Shark Việt thẳng thắn nói "để khách hàng giáo dục mình thì tốt hơn".

Shark Việt thẳng thắn nói "để khách hàng giáo dục mình thì tốt hơn".

Khi Shark Linh bày tỏ nghi ngại với các hóa chất được sử dụng để trồng rau, Anh Tuấn khẳng định: "Sạch hay không là do chị và em cùng hình dung thôi. Cái quan trọng mà mình đảm bảo là làm sao người dùng có thể hái bất kỳ sản lượng rau nào đem đi xét nghiệm, họ sẽ không thể tàn dư nào làm ảnh hưởng đến sức khỏe của họ". Anh Tuấn cũng tự tin khẳng định, nếu Shark Linh chứng minh các loại rau ngoài siêu thị là sạch thì rau trồng từ chiếc máy này cũng như vậy.

Shark Linh hoài nghi về chữ "sạch" khi hệ thống trồng rau của startup có sử dụng các chất lạ.

Shark Linh hoài nghi về chữ "sạch" khi hệ thống trồng rau của startup có sử dụng các chất lạ.

Dành nhiều lời khen cho ý tưởng của Anh Tuấn song Shark Hưng vẫn quyết định không đầu tư cho Trean Protector vì cho rằng giá thành hiện tại của máy trồng rau là quá cao trong khi giá trị sản lượng rau đem lại không nhiều, khó có tính ứng dụng. Lần lượt, các “cá mập” còn lại cũng quyết định từ chối rót vốn cho startup. 

Shark Tank: “Cá mập” quyết “điên” cùng startup công nghệ có tham vọng “cải tạo thế giới”

“Thất bại hai thằng mình cùng vào nhà thương điên bên Châu Quỳ“, trích lời Shark Việt khi đầu tư vào dự án này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Startup công nghệ tại Shark Tank - Thương vụ bạc tỷ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN