Một "loài người" mới sẽ xuất hiện khi Nhật chính thức cho phép "người - thú" sinh ra

Sự kiện: Bí ẩn khoa học

Lần đầu tiên, một chính phủ đồng ý hỗ trợ kế hoạch tạo các phôi động vật bằng tế bào người và tiến hành thai nghén. Kết quả cuối cùng sẽ là một “loài người” được gọi là người - thú.

Nhật chính thức cho phép thai nghén và sinh ra một “loài người” mới, gọi là người - thú

Nhật chính thức cho phép thai nghén và sinh ra một “loài người” mới, gọi là người - thú

Lần đầu tiên, một chính phủ đồng ý hỗ trợ kế hoạch tạo các phôi động vật bằng tế bào người và tiến hành thai nghén. Kết quả cuối cùng sẽ là một “loài người” được gọi là người - thú.

Theo Nature, một ủy ban từ Bộ khoa học Nhật Bản đã ký kết theo yêu cầu của các nhà nghiên cứu về việc phát triển tuyến tụy ở người hoặc chuột. Loại hình thí nghiệm này lần đầu tiên được chấp thuận kể từ khi lệnh cấm của chính phủ Nhật bị đảo ngược hồi đầu năm nay.

“Cuối cùng, chúng ta cũng ở vào một vị trí bắt đầu cho những nghiên cứu nghiêm túc trong lĩnh vực này sau 10 năm chuẩn bị”, nhà nghiên cứu chính Hiromitsu Nakauchi nói với tờ báo Nhật Bản Asahi Shimbun.

Các nhà nghiên cứu trước đây đã tạo ra phôi người - động vật, chẳng hạn như phôi cừu và lợn với tế bào người, nhưng những lần mang thai đó đã bị chấm dứt sau vài ngày hoặc vài tuần. Thí nghiệm này nhằm mục đích đưa phôi người - động vật đến khâu cuối cùng, sẽ ra đời những sinh vật người - thú thực sự, biết sống và thở.

Tuy nhiên, quyết định trên thực sự gây nhiều tranh cãi. Nhiều người cho rằng đây không phải là một bước tiến, cũng không phải là một cách để vượt qua chính mình, tạo ra con vật yêu thích. Các nhà khoa học thực hiện loại nghiên cứu này hy vọng một ngày nào đó sẽ cung cấp nguồn nội tạng người có thể ghép được từ động vật. Các cơ quan nội tạng để cấy ghép cho con người rất khan hiếm.

Đối với nghiên cứu này, nhóm nhà khoa học Nakauchi sẽ chế tạo phôi động vật gặm nhấm không thể tự phát triển tuyến tụy, sau đó đưa tế bào gốc của con người vào với mục tiêu tạo phôi phát triển tuyến tụy từ tế bào người. Sau đó, họ sẽ cấy phôi vào loài gặm nhấm trưởng thành, nhưng Nakauchi nói rằng họ có kế hoạch tiến hành rất cẩn thận, trước tiên là nuôi chúng đến gần thời kỳ sinh nở. Nếu quá nhiều tế bào người xâm nhập vào não của phôi, họ sẽ tạm dừng thí nghiệm.

Nếu có những lo ngại về mặt đạo đức với thí nghiệm này, bạn không phải là người duy nhất. Vào năm 2017, Carolyn Neuhaus, một nhà đạo đức y học tại Trung tâm Hastings, đã nói với trang tin Gizmodo rằng các nhà khoa học cần phải lùi lại và có những cuộc thảo luận nghiêm túc về mặt đạo đức.

Phần còn lại của câu chuyện sẽ như thế nào, thật sự là điều không chỉ giới khoa học mà cả người bình thường cũng rất quan tâm. Bạn có lo lắng một ngày nào đó sẽ gặp một dạng người kỳ quái ngoài đời thật, chứ không phải trong các bộ phim?

Hố đen vũ trụ lần đầu bị loài người ”tóm” được ”nóng” nhất Google tuần qua

Đứng đầu bảng xếp hạng xu hướng tìm kiếm Google từ ngày 5/4 - 12/4 là bức ảnh đầu tiên về hố đen vũ trụ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảo Bình ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN