Một "hệ mặt trời" khác có... 7 hành tinh giống Trái Đất

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Hệ sao TRAPPIST-1 tiếp tục gây kinh ngạc sau vài năm được chứng minh là sở hữu 7 "hành tinh đại dương": 7 hành tinh đó còn có thành phần và kết cấu giống Trái Đất của chúng ta.

Theo nghiên cứu vừa công bố trên Planetary Science Journal, cả 7 hành tinh đều có mật độ tương tự nhau và đều là hành tinh đá với các vật liệu cơ bản như sát, oxy, ma-giê và silic tương đồng với Trái Đất. Tỉ lệ thành phần các vật liệu có thể khác biệt so với Trái Đất một chút bởi 7 hành tinh này có mật độ kém Trái Đất khoảng 8%. Các tác giả cho rằng chính tỉ lệ sắt tạo nên sự khác biệt này: chúng chỉ chiếm 21% thành phần bên trong hành tinh, trong khi ở Trái Đất là 32%.

3 phiên bản của các hành tinh trong hệ thống TRAPPIST-1, với các thành phần cấu tạo tương tự Trái Đất, trong đó phiên bản 2 có cả cấu tạo tương đồng có thể phổ biến nhất - Ảnh: NASA/JPL Caltech

3 phiên bản của các hành tinh trong hệ thống TRAPPIST-1, với các thành phần cấu tạo tương tự Trái Đất, trong đó phiên bản 2 có cả cấu tạo tương đồng có thể phổ biến nhất - Ảnh: NASA/JPL Caltech

Vì thế, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi NASA đã đưa ra 3 phiên bản mà các hành tinh này có thể sở hữu: có đại dương lớn bao phủ khắp hành tinh, lớp phủ mỏng và lõi lớn; đại dương rải rác như Trái Đất, lớp phủ dày, lõi nhỏ hơn Trái Đất một chút; đại dương rải rác, lớp phủ dày và nhiều vật liệu nặng, không có lõi. Trong đó, các nhà khoa học nghiêng về giả thuyết một số trong 7 hành tinh sẽ là phiên bản số 1, trong khi một số khác là phiên bản 2 - giống Trái Đất nhất.

Nhưng quan trọng hơn, chúng đều có nước và là hành tinh đá như hành tinh chúng ta. 2 yếu tố đó đem lại cơ hội lớn cho sự sống phát sinh. 3 hành tinh ở gần sao mẹ nhất có thể quá nóng, nhưng nếu chúng có bầu khí quyển dày đặc như Sao Kim thì nước vẫn có thể tồn tại ở trạng thái lỏng.

Cả 7 hành tinh đều quay rất gần sao mẹ, gần hơn khoảng cách Mặt Trời và Sao Thủy. Tuy nhiên "mẹ" chúng là một sao lùn đỏ mát hơn Mặt Trời nhiều lần nên một số hành tinh vẫn có nhiệt độ phù hợp với sự sống. Các nhà khoa học đã dùng các quan sát lặp đi lặp lại của ánh sáng sao kết hợp với các phép đo thời gian của quỹ đạo các hành tinh, cho phép các nhà thiên văn ước tính khối lượng và đường kính các hành tinh.

Nói trên Phys.org, nhà vật lý thiên văn Caroline Dorn, thành viên nhóm nghiên cứu, cho rằng hệ sao này đem đến cơ hội tuyệt vời về một "hệ mặt trời" có sự đa dạng và đồng nhất độc nhất vô nhị của các hành tinh đá giống Trái Đất.

Nguồn: [Link nguồn]

Bắt được tín hiệu vô tuyến từ 2 ”quái vật” lớn gấp 62 lần Dải Ngân Hà

Đài quan sát thiên văn vô tuyến Nam Phi đã phát hiện sự phát xạ mạnh mẽ từ 2 "thiên hà vô tuyến", một trong những...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN