Loạt sinh vật cổ quái nhất thế giới sinh ra nhờ 2 vật thể ngoài hành tinh?

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Một nghiên cứu mới từ Đan Mạch đã đào sâu giả thuyết về vụ "bùng nổi sinh học" 467 triệu năm trước và mối liên hệ giữa vụ va chạm giữa 2 tiểu hành tinh.

Sự kiện bùng nổ sinh học Ordovic 467 triệu năm trước là sự gia tăng đa dạng sinh học lớn nhất từng được ghi nhận trong lịch sử Trái Đất. Hồ sơ địa chất và hóa thạch tiết lộ nó có vẻ liên quan mật thiết đến một thời kỳ lạnh đi của Trái Đất, một kỷ băng hà mà nguyên nhân đến từ ngoài hành tinh.

Một vụ va chạm tiểu hành tinh có thể giải phóng vô số bụi vũ trụ - Ảnh: NASA/JPL-Caltech

Một vụ va chạm tiểu hành tinh có thể giải phóng vô số bụi vũ trụ - Ảnh: NASA/JPL-Caltech

Cụ thể, đó là một vụ va chạm giữa tiểu hành tinh khổng lồ, giải phóng một lượng lớn bụi không gian bao vây Trái Đất, chặn bớt ánh nắng mặt trời và khiến thời tiết lạnh đi. Một nghiên cứu công bố năm 2019 cho rằng đó là 2 tiểu hành lớn thuộc về vành đai tiểu hành tinh giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, vụ va chạm lớn đến nỗi bụi đã di chuyển rất xa trong hệ Mặt Trời.

Trong nghiên cứu mới, nhóm tác giả dẫn đầu bởi nhà địa chất Jan Audun Ramussen từ Bảo tàng Mors (Đan Mạch) và nhà địa chất - cổ sinh vật học Nicolas Thibault từ Đại học Copenhagen (Đan Mạch) phát hiện ra rằng vụ va chạm tiểu hành tinh có thật và đã làm bắn thiên thạch xuống địa cầu một thời gian, nhưng nó lại không phải thứ kích thích sự kiện bùng nổ sinh học.

Kết quả phân tích kỹ lưỡng các hóa thạch từ đáy biển trầm tích tại Steinsodden (Na Uy), được bảo quản trong các lớp đá vôi, họ xác định tình trạng lạnh đi của Trái Đất và vụ bùng nổ sinh học đã bắt nguồn hàng trăm ngàn năm trước vụ va chạm tiểu hành tinh. Thời điểm bắt đầu kỷ băng hà là 469,2 triệu năm trước và khí hậu tiếp tục lạnh thêm trong 200.000 năm sau, khiến băng bắt đầu hình thành ở Nam Cực (châu lục này từng là châu lục xanh trong quá khứ.

Nói trên Science Alert, các tác giả cho rằng nguyên nhân dẫn đến kỷ băng hà này là sự thay đổi của quỹ đạo Trái Đất - hình elip trở nên thuôn dài hơn một tí - kết hợp với sự thay đổi độ nghiêng trục, một điều rất hay xảy ra.

Nhưng điều đó cũng không có nghĩa bụi ngoài hành tinh không ảnh hưởng đến Trái Đất. Tiến sĩ Rasmussen khẳng định bụi từ vụ va chạm cổ đại không những không kích hoạt bùng nổ sinh học mà còn trở thành phanh hãm cho sự tiến hóa của các loài.

Thứ gì đã sinh ra loạt sinh vật cổ quái, độc đáo thời kỳ này, vẫn là một câu đố cần nghiên cứu thêm.

Nguồn: [Link nguồn]

Trạm vũ trụ ISS có nguy cơ va chạm với mảnh vỡ không gian

Các phi hành gia được yêu cầu tìm chỗ trú ẩn trong bối cảnh các mảnh vỡ không gian được cho là sẽ bay ngang qua Trạm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN