Mặt trăng bị vỡ, một mảnh đang bay gần Trái Đất?

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Tiểu hành kinh Kamo'oalewa bí ẩn đi ngang qua Trái Đất với khoảng cách chỉ 14,4 triệu km vào tháng 4 hàng năm có thể chính là một mảnh vỡ lớn từ mặt trăng.

Theo nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications Earth Environment, tiểu hành tinh này có thể là vật thể gần Trái Đất đầu tiên có nguồn gốc từ Mặt Trăng. Việc nghiên cứu nó có thể giúp làm sáng tỏ lịch sử hỗn loạn của mặt trăng và của chính địa cầu chúng ta.

Cái tên Kamo'oalewa, theo tiếng Hawaii có nghĩa là "mảnh thiên thể dao động" được đặt khi các nhà khoa học phát hiện ra nó bằng kính viễn vọng PanSTARRS đặt tại Hawaii.

Từ xa đến gần: Trái Đất, mảnh vỡ bí ẩn và mặt trăng - Ảnh: Đại học Arizona

Từ xa đến gần: Trái Đất, mảnh vỡ bí ẩn và mặt trăng - Ảnh: Đại học Arizona

Theo Live Science, mỗi tháng 4 hàng năm, vật thể bí ẩn lại đến gần Trái Đất, nhưng mờ hơn tới 4 triệu lần so với khả năng nhìn của mắt người nên chỉ có thể nhìn thấy bằng kính thiên văn. Các phép đo cho thấy nó có bán kính không qua 58 mét. Do quá gần Trái Đất nên vật thể được coi là một "bán vệ tinh".

Lần này, sử dụng thêm Kính viễn vọng Large Binocular đặt trên một đỉnh núi ở Arizona (Mỹ), nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Renu Malhotra từ Đại học Arizona đã tìm thấy những đặc tính cho thấy nó rất có thể là một mảnh vụn của mặt trăng, mà nguyên nhân rõ ràng nhất của mối nghi ngờ là quỹ đạo của nó quá giống với Trái Đất. Một thứ xa lạ xâm nhập vào sẽ không có quỹ đạo ổn định nhanh chóng như thế.

Hiện chưa rõ tác động nào đã làm vỡ ra mảnh đá này, nhưng giả thuyết khả dĩ nhất là một vụ va chạm không gian cổ đại. Ước tính vật thể bí ẩn sẽ còn quay quanh Trái Đất trong vòng 300 năm nữa trước khi bị "mất lái" khỏi quỹ đạo và văng xa vào khoảng không vũ trụ.

Nguồn: [Link nguồn]

”Trái Đất khác” đầy quái vật và loài người tuyệt chủng vì không có chúng ta

Một nhóm khoa học gia quốc tế đã tạo ra phiên bản ảo của Trái Đất nếu như loài Homo sapiens chúng ta không ra đời:...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN