Kính viễn vọng James Webb tiếp tục chụp được siêu phẩm không gian

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Hình ảnh về một thiên hà rất giống với dải ngân hà Milky Way của chúng ta đã được kính James Webb chụp lại.

Theo Engadget, các nhà thiên văn học tại Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đã sử dụng kính viễn vọng James Webb (JWST) để chụp ảnh một thiên hà xoắn ốc có hình thái rất giống với dải ngân hà Milky Way của chúng ta.

Hệ thống hành tinh này được gọi là LEDA 2046648, nằm cách Trái Đất một tỷ năm ánh sáng trong chòm sao Hercules; nó chứa hàng nghìn thiên hà, hàng nghìn tỷ ngôi sao và vô số hành tinh.

Hình ảnh thiên hà LEDA 2046648 cách Trái Đất 1 tỷ năm ánh sáng.

Hình ảnh thiên hà LEDA 2046648 cách Trái Đất 1 tỷ năm ánh sáng.

ESA đã công bố bức ảnh về LEDA 2046648 vào ngày 31/1 với mô tả đây chỉ là một hình ảnh hiệu chuẩn dùng để xác định khả năng của JWST, từ đó chuẩn bị cho các hoạt động khoa học sắp tới của cơ quan. Được biết, các nhà thiên văn học của ESA đã chụp được hình ảnh vào ngày 22/5/2022 bằng máy ảnh Near InfraRed (NIRCam) của kính JWST.

Hầu hết các đốm màu sắc có thể nhìn thấy xung quanh LEDA 2046648 cũng là các thiên hà, mặc dù một số ngôi sao cũng có thể được nhận biết tương tự bằng các mẫu gai nhiễu xạ của chúng. Một số vật thể trong ảnh có thể có niên đại khoảng 300 triệu năm sau vụ nổ Big Bang.

Tất nhiên, hình ảnh cách xa một tỷ năm ánh sáng có nghĩa là chúng ta hiện đang quan sát thấy ánh sáng của thiên hà từ một tỷ năm trước. Vì vậy, các nhà thiên văn học luôn háo hức nghiên cứu các thiên hà sơ khai như thiên hà này (và thậm chí cả những thiên hà lâu đời hơn) để có thể hiểu rõ hơn về các loại sao hình thành từ vụ nổ Big Bang và cách các lỗ đen siêu lớn kết thúc ở trung tâm của hầu hết các thiên hà.

Bạn đọc quan tâm có thể truy cập địa chỉ này để chiêm ngưỡng hình ảnh chất lượng cao mà kính JWST chụp được.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhiều nơi vừa mất sóng vô tuyến: Tìm ra thủ phạm từ vũ trụ

Sự gián đoạn liên lạc vô tuyến sóng ngắn được Mỹ ghi nhận lúc 18 giờ tối 7-2 theo giờ miền Đông, tương ứng 6 giờ 7 phút sáng 8-2 giờ Việt Nam, nguyên nhân là "móng vuốt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thanh Phong ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN