Hành trình đến kỳ thực tập tại NASA của nam sinh Việt

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Sau khi nhận học bổng toàn phần 6 tỷ đồng ở đại học Mỹ, Nguyễn Hoàng Ngân được NASA nhận vào làm thực tập nhờ vào những dự án khoa học sáng tạo.

Nguyễn Hoàng Ngân (22 tuổi) là cựu học sinh trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM. 4 năm trước, Ngân ghi điểm với nhiều trường đại học ở Mỹ nhờ dự án xe lăn vượt địa hình cho người khuyết tật, nhờ vậy sau đó được cấp học bổng trị giá hơn 6 tỷ đồng để du học ở Mỹ.

Nguyễn Hoàng Ngân, nam sinh trúng tuyển ĐH Pitzer với học bổng toàn phần lên đến 6 tỷ đồng. Ảnh: NVCC.

Nguyễn Hoàng Ngân, nam sinh trúng tuyển ĐH Pitzer với học bổng toàn phần lên đến 6 tỷ đồng. Ảnh: NVCC.

Hoàng Ngân hiện đang theo học song ngành Toán học và Vật lý tại Harvey Mudd College, bang California, Mỹ. Trước đó, Hoàng Ngân có dự định làm nghiên cứu ở một cơ sở khoa học khác, tuy nhiên vì đại dịch Covid-19, chương trình của Ngân bị hủy bỏ.

Nhiều tổ chức và cơ quan khoa học ở Mỹ đang tạm ngừng hoạt động, cắt giảm nhân sự và đình chỉ nghiên cứu vì ảnh hưởng của dịch, cơ hội ứng tuyển vào những vị trí này cũng trở nên khó khăn đối với các ứng viên như Ngân, nhưng cuối cùng nam sinh cũng được tiến thẳng vào NASA làm thực tập hè này.

Những dự án xã hội thiết thực

Sau thành công với xe lăn vượt địa hình, Hoàng Ngân được tiếp cận và thực hiện nhiều dự án mới. Ngân nhận thấy sân chơi khoa học với quy mô tổng hợp cho học sinh khối THPT lẫn sinh viên đại học ở Việt Nam vẫn chưa thực sự được chú trọng.

Theo đó, nam sinh nhận thấy một số cuộc thi về khoa học và phát triển công nghệ phổ biến chỉ dành cho đối tượng là sinh viên. Một số triển lãm khoa học khác thì chỉ dành cho những ý tưởng xuất sắc.

Từ những dự án xã hội, Hoàng Ngân lọt vào mắt xanh của nhiều chuyên gia. Ảnh: NVCC.

Từ những dự án xã hội, Hoàng Ngân lọt vào mắt xanh của nhiều chuyên gia. Ảnh: NVCC.

Đa phần, các hệ sinh thái chỉ dừng lại ở khía cạnh triển lãm và diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm, hoặc ở hình thức một cuộc thi mang tính cạnh tranh cao. Rất khó để tìm thấy một mô hình bao gồm cả hoạt động theo sát tiến độ, hỗ trợ và bổ sung kiến thức toàn diện nhằm phát triển tiềm năng của người đang trong quá trình nghiên cứu ý tưởng, đề tài khoa học.

“Hồi trước, khi thực hiện dự án xe lăn vượt địa hình, mình và bạn phải tự mày mò từ con số 0. Thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức, bọn mình phải đọc qua hàng trăm loại tài liệu khác nhau và nhiều khi không có phương hướng. Do vậy, mình mong muốn kết nối, tạo ra được sân chơi cho học sinh, sinh viên trong nước,” Ngân chia sẻ.

Chương trình Science for the Future Fair - SFF do Ngân sáng lập, tạo sân chơi khoa học cho bạn trẻ.

Chương trình Science for the Future Fair - SFF do Ngân sáng lập, tạo sân chơi khoa học cho bạn trẻ.

Từ những lý do đó, nam sinh lập dự án Chuỗi hoạt động và triển lãm khoa học vì tương lai (Science for the Future Fair - SFF). Đây là chương trình phi lợi nhuận nhằm tạo ra sân chơi tự do, mang tính cải tiến và truyền đi ngọn lửa nhiệt huyết với khoa học cho các bạn trẻ.

Với hoạt động vì cộng đồng của mình, dự án của Ngân đã mời được nhiều cố vấn nổi tiếng và được tổ chức dựa theo mô hình của Hội thi khoa học kỹ thuật cấp quốc tế ISEF với nhiều hoạt động như: chuỗi hội thảo nghiên cứu; diễn đàn nghiên cứu; triển lãm nghiên cứu khoa học kéo dài nhiều tháng.

Cơ duyên đến với NASA

Đặt chân đến đất Mỹ và tham gia nhiều nghiên cứu khoa học, nhưng Ngân cho biết vốn dĩ ban đầu không có ý định nộp đơn vào NASA vì cơ quan này không tuyển nhiều thực tập mảng Vật lý lý thuyết. Tuy nhiên sau khi Covid-19 làm cho các nghiên cứu bị huỷ, Ngân tìm tới thầy hướng dẫn và may mắn được thấy giới thiệu tới một thầy khác đang làm việc cho NASA.

Ngay sau vòng phỏng vấn, Ngân đã được nhận. Nam sinh chia sẻ lý do mình được nhận, có lẽ ở 4 yếu tố: kinh nghiệm làm nghiên cứu vì Ngân đã đi qua nhiều dự án ở các đại học, phong cách làm việc chuyên nghiệp được chứng minh bởi giảng viên hướng dẫn.

Hoàng Ngân cùng giảng viên hướng dẫn tại Mỹ. Ảnh: NVCC.

Hoàng Ngân cùng giảng viên hướng dẫn tại Mỹ. Ảnh: NVCC.

Tiếp theo là những lớp học nâng cao (elective course) mà Ngân tham gia, chúng hầu hết là những lớp học không bắt buộc và có chương trình đi sâu vào các kiến thức chuyên ngành. Cuối cùng, một trong những điểm mạnh khác của Ngân là hoạt động vì cộng đồng. Nam sinh nhận định đây là một yếu tố được đánh giá cao trong phần lớn các kỳ tuyển sinh.

Nói về công việc đã thực hiện ở NASA, Ngân cho biết nhiệm vụ chính là thiết kế một thí nghiệm từ vệ tinh đến Trái Đất và từ Mặt Trăng đi ngược về địa cầu. Trong thí nghiệm này, mục tiêu là kiểm tra liệu thuyết lượng tử (quantum) có chịu ảnh hưởng từ thuyết tương đối (relativity) hay không và ngược lại.

Ngân mong muốn trở thành nhà khoa học với những nghiên cứu chuyên sâu, thiết thực. Ảnh: NVCC.

Ngân mong muốn trở thành nhà khoa học với những nghiên cứu chuyên sâu, thiết thực. Ảnh: NVCC.

“Đây là một đề tài rất khó vì nó kết hợp hai lý thuyết tưởng chừng như hoàn toàn tách biệt, kết hợp cả lý thuyết lẫn thực nghiệm. Thay vì được hướng dẫn từng bước, mình được giao một kết quả người ta mong muốn. Mặc dù áp lực rất lớn nhưng đây cũng là một cơ hội hiếm hoi để mình được học hỏi, thử sức mình,” nam sinh chia sẻ.

Hoàng Ngân cho biết trong tương lai vẫn sẽ theo đuổi khoa học, muốn trở thành một nhà nghiên cứu để tạo ra nhiều công trình, phát minh mang tính thực tiễn, từ đó đóng góp vào công cuộc chung cho cả nhân loại.

Nguồn: [Link nguồn]

Lộ diện ”quái vật của mọi quái vật” trong vũ trụ, bằng 34 tỉ Mặt Trời

Lỗ đen "quái vật" siêu khối J2157 có khẩu phần hàng ngày là… một ngôi sao cỡ Mặt Trời của chúng ta.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quốc Anh ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN