Google gợi ý một số cách giúp trẻ an toàn hơn khi sử dụng Internet

Sự kiện: Google

Be Internet Awesome là một chương trình giáo dục của Google với mục đích nâng cao nhận thức của trẻ, từ đó giúp các em có thể khám phá thế giới mạng một cách an toàn và tự tin nhất.

Trẻ đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn trên mạng

Theo báo cáo từ DQ Institute, trong năm 2020, Việt Nam nằm trong số các quốc gia có Chỉ số An toàn Trực tuyến dành cho Trẻ em thấp nhất thế giới.

Khảo sát của Nielsen tại 4 quốc gia Đông Nam Á (bao gồm Việt Nam) cho thấy trẻ lên mạng để học và giải trí thường phải đối mặt với những mối nguy trên mạng như nội dung bạo lực, bắt nạt trên mạng, tin giả hay các mối nguy từ người lạ.

Tuy nhiên, trẻ có khuynh hướng ít chia sẻ với phụ huynh khi gặp phải những vấn đề trên mà thường chọn cách im lặng hoặc có hành động tiêu cực vì lo ngại những phản ứng từ phụ huynh.

Về phía phụ huynh, khảo sát an toàn trực tuyến các bậc phụ huynh tại Việt Nam thực hiện bởi Qaltrics và Google, cho thấy 71% phụ huynh có con nhỏ học các lớp trực tuyến trong thời điểm đại dịch COVID-19 đều quan ngại về vấn đề an toàn trên mạng, nhưng hơn 1/3 số phụ huynh được phỏng vấn chưa bao giờ nói chuyện với trẻ về vấn đề này.

Trước thực trạng trên, dự án "Em an toàn hơn cùng Google" đã được triển khai với mong muốn trang bị cho trẻ kiến thức, công cụ cần thiết để trẻ có thể tự bảo vệ, phát triển an toàn lành mạnh trên môi trường mạng.

Google gợi ý một số cách giúp trẻ an toàn hơn khi sử dụng Internet - 1

Đây cũng là sự hưởng ứng của Google với Cục ATTT (Bộ TT&TT) cho chương trình cấp quốc gia “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh và sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025”.

Ông Nguyễn Đức Tuân, Quyền Giám Đốc Trung Tâm Ứng Cứu Khẩn Cấp Không Gian Mạng Việt Nam, Cục ATTT, Bộ TT&TT cho biết: “Ở Việt Nam, Google là nền tảng phổ biến được nhiều người sử dụng trong đó có trẻ em, do đó chương trình này góp phần nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức kỹ năng về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, giúp trẻ em sử dụng Internet một cách tỉnh táo, thông minh, tử tế, mạnh mẽ và can đảm.”

“Với diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, việc học tập vui chơi trực tuyến giờ đây đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mọi người cũng như trẻ em.

Không chỉ tạo ra các sản phẩm hữu ích và an toàn, chúng tôi mong muốn hỗ trợ người dùng, đặc biệt là trẻ nhỏ nhận thức được các mối nguy hiểm cũng như có được đầy đủ kiến thức và phương tiện để bảo vệ mình trên không gian mạng.

Thông qua chương trình Em An toàn hơn cùng Google, chúng tôi hi vọng góp sức cùng Cục ATTT (Bộ TT&TT), các tổ chức giáo dục cũng như các Đại Sứ An Toàn Mạng xây dựng nền tảng công dân số lành mạnh và hữu ích cho Việt Nam” - Trâm Nguyễn, Giám đốc quốc gia, phụ trách Việt Nam, Lào, Campuchia - Google Châu Á Thái Bình Dương chia sẻ.

Học cách lên mạng an toàn cùng Google

Chương trình "Em an toàn hơn cùng Google" cung cấp giáo trình đa dạng và hoàn toàn miễn phí, mang đến trải nghiệm học tập thú vị, phù hợp với trẻ em.

Chương trình giảng dạy thu hút sự quan tâm của trẻ bằng cách thông qua một trò chơi trực tuyến mang tên Interland, với hành trình phiêu lưu về an toàn kỹ thuật số.

Các phụ huynh, giáo viên hay các nhà giáo dục có thể sử dụng giáo trình để tham khảo giảng dạy trên nhiều loại thiết bị điện tử khác nhau.

“Những rủi ro tiềm ẩn ở đời thực với trẻ em như bị bắt nạt, bắt cóc hay xâm hại thì cũng tương tự trên môi trường mạng.

Việc của chúng ta không phải chỉ đơn thuần bảo vệ trẻ tránh xa khỏi những rủi ro mà quan trọng hơn là chúng ta cần trang bị cho trẻ những kiến thức và kỹ năng để có thể nhận thức được rủi ro và tự bảo vệ mình, đặc biệt trong bối cảnh do đại dịch COVID-19 trường học phải tạm đóng cửa và trẻ em học trực tuyến.

Trước khi nói tới sự phát triển và sự sáng tạo, cần phải đảm bảo an toàn trước nhất” - Nguyễn Hoàng Anh, đại diện Trung tâm Sức khỏe Gia đình và Phát triển Cộng đồng.

Nguồn: [Link nguồn]

19 tín hiệu vô tuyến lạ truyền đến Trái Đất: Phát hiện 4 hành tinh mới

Kính viễn vọng vô tuyến LOFAR của Hà Lan vừa bắt được tín hiệu vô tuyến lạ từ các ngôi sao lùn đỏ trong bán kính 160...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tiểu Minh ([Tên nguồn])
Google Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN