Đức, Nga, Trung Quốc đang quản lý Facebook như thế nào?

Sự kiện: Công nghệ

Đây là một trong những nội dung vừa được nhắc tới tại một hội thảo về bảo mật và an ninh mạng.

Theo báo cáo tổng quan "Bảo vệ an ninh mạng quốc gia - Tầm nhìn cho một không gian mạng Việt Nam an toàn và lành mạnh" tại một hội thảo an ninh bảo mật mới đây, từ đầu thế kỷ 21, thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đây là cuộc cách mạng gắn liền với sự phát triển của không gian mạng, hợp nhất công nghệ vật lý, kỹ thuật số và sinh học, kết hợp giữa hệ thống ảo và thực thể, làm thay đổi căn bản cách thức con người tạo ra sản phẩm, từ đó tạo nên “cuộc cách mạng” về tổ chức các chuỗi sản xuất - giá trị. Sự kết nối và tương tác thông qua Internet đã mở ra một kỷ nguyên mới thúc đẩy tiến trình phát triển xã hội của nhân loại.

Đức, Nga, Trung Quốc đang quản lý Facebook như thế nào? - 1

Phát triển công nghệ đi kèm với nhiều thách thức.

Đối với Việt Nam, ứng dụng công nghệ thông tin và các dịch vụ trên không gian mạng đã trở thành động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra thời cơ mới cho Việt Nam tranh thủ các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến để đẩy nhanh hơn tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thu hẹp khoảng cách phát triển, hội nhập sâu rộng hơn. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích to lớn không thể phủ nhận, những thành tựu của công nghệ thông tin và các dịch vụ, ứng dụng thông minh trên không gian mạng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với an ninh quốc gia.

Chẳng hạn, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống mạng thông tin tại các cơ quan trọng yếu bị tấn công, chiếm đoạt, đánh cắp tài liệu nội bộ, bí mật nhà nước. Hàng năm, cơ quan chức năng phát hiện hàng chục vụ lộ, lọt bí mật nhà nước trên Internet. Hay như sự kiện phát biểu của lãnh đạo Qatar trên truyền hình được cho là bị tin tặc tấn công, làm thay đổi nội dung dẫn đến cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở các nước vùng Vịnh vào tháng 6/2017; 6 quốc gia Ả Rập đã cắt đứt quan hệ ngoại giao, phong tỏa biên giới, không phận, cấm vận... gây thiệt hại rất lớn cho Qatar là minh chứng thể hiện rõ hậu quả khôn lường đến an ninh quốc gia khi những hệ thống thông tin này bị tấn công.

Trong bối cảnh các cuộc tấn công mạng nhằm vào các thiết bị IoT, hệ thống điều khiển tự động (SCADA) ngày càng gia tăng trên thế giới, hệ thống điều khiển tự động (SCADA) của các cơ sở quan trọng của Việt Nam như nhà máy lọc dầu, nhà máy thủy điện, nhiệt điện, đường ống xăng, dầu, khí đốt, giàn khoan thăm dò, nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất... cũng phải đối mặt với kịch bản bị tấn công, làm tê liệt, rối loạn hoạt động, dẫn tới các nguy cơ mất an toàn và cháy, nổ, gây thiệt hại khôn lường về người và tài sản, kinh tế - xã hội bị đảo lộn; đời sống dân sinh, an ninh trật tự bị rối loạn.

Hiện nay, Việt Nam có hàng trăm luồng kết nối Internet quốc tế bằng đường cáp quang trên biển, cáp quang qua biên giới trên bộ, vệ tinh… Đây là các hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và phục vụ dân sinh. Khi xảy ra tình huống gián đoạn hoặc ngưng kết nối Internet của Việt Nam với quốc tế, tất yếu sẽ kéo theo hàng loạt các giao dịch kinh tế, tài chính, trao đổi thông tin, kinh doanh, giáo dục... bị ảnh hưởng. Nếu như hệ thống này bị kiểm soát, Việt Nam sẽ mất chủ quyền trên không gian mạng, đòi hỏi phải có nhưng biện pháp hữu hiệu bảo vệ an ninh cho hệ thống truyền dẫn thông tin quốc tế .

Tình trạng mất kiểm soát thông tin trên không gian mạng đã và đang đe dọa đến cuộc sống an toàn của mỗi người dân và an ninh, trật tự xã hội. Sau 20 năm kết nối mạng internet toàn cầu, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tỉ lệ người sử dụng internet thuộc top đầu của khu vực và thế giới. Chưa bao giờ người dân có điều kiện tiếp cận, chia sẻ, trao đổi thông tin, liên lạc một cách thuận tiện, dễ dàng và cởi mở như hiện nay. Tuy nhiên, hiện có một số lượng lớn các trang web đăng tải nhiều thông tin sai lệch, bịa đặt,.... gây hoang mang dư luận.

Đức, Nga, Trung Quốc đang quản lý Facebook như thế nào? - 2

Facebook là một trong những nơi có nhiều thông tin giả mạo.

Vừa qua, Ủy ban châu Âu (EC) đã yêu cầu các công ty Facebook, Twitter, Google+ áp dụng các biện pháp ngăn chặn những thông tin lừa đảo, gian lận xuất hiện trên các trang mạng này. Ngày 1/10/2017, Đức đã thông qua Luật Quản lý mạng xã hội, buộc các mạng xã hội có ít nhất 2 triệu người đăng ký (như Facebook, Twitter, Youtube) phải xóa bỏ phát ngôn thù ghét trong một khoảng thời gian 24 giờ hoặc 7 ngày tùy mức độ sau khi nhận khiếu nại. Tháng 9/2017, Cơ quan quản lý báo chí, công nghệ thông tin và truyền thông Nga đã yêu cầu Facebook phải lưu trữ dữ liệu cá nhân công dân Nga trên máy chủ đặt tại Nga, nếu không sẽ bị chặn hoàn toàn. Còn Trung Quốc đã ban hành luật kiểm soát an ninh mạng tháng 6/2017; áp dụng hình phạt nặng  đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, bao gồm Tencent, Weibo, Baidu vi phạm, đồng thời yêu cầu các công ty này phải tăng cường kiểm soát nội dung đăng tải và khóa các tài khoản vi phạm.

Thời gian tới, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ tạo ra thời cơ mới cho Việt Nam nhanh chóng đón bắt cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để đẩy nhanh hơn tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập sâu rộng và hiệu quả hơn vào nền kinh tế thế giới, phát triển văn hóa - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Cùng với đó, sự phát triển của các dịch vụ, nhất là mạng xã hội, trò chơi trực tuyến và xu hướng chuyển dịch hoạt động các mặt của đời sống xã hội lên không gian mạng đang đặt ra những thách thức gay gắt với công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

Facebook vừa ”thẳng tay” khóa một fanpage có 34 triệu fan

Sau nhiều giờ bị khóa thì fanpage này đã được Facebook mở lại mà chưa rõ lý do.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN