Chỉ 24% người dùng phân biệt được trang web thật và giả

Đó là một trong những kết quả khảo sát về thói quen lướt web của người dùng internet.

Sự an toàn của người dùng trong môi trường ảo tùy thuộc vào nhiều yếu tố và tùy thuộc vào khả năng đưa ra lựa chọn đúng đắn của người dùng, chẳng hạn trước các tùy chọn Yes hay No, Next hay Cancel,... Thói quen đúng và kinh nghiệm tốt có thể giúp người dùng tự bảo vệ danh tính ảo, tiền bạc và dữ liệu cá nhân của mình, thậm chí có thể giúp truy vết, bắt được tội phạm mạng dễ dàng.

Để cảnh báo người dùng thận trọng hơn trên internet, Kaspersky Lab đã thực hiện một bài kiểm tra nhằm giúp người dùng tự đánh giá mức độ hiểu biết về an ninh mạng. Từ đó sẽ trả lời được câu hỏi: Liệu hoạt động trên internet của mình có an toàn hay chưa?

Chỉ 24% người dùng phân biệt được trang web thật và giả - 1

Người dùng internet còn khá nhẹ dạ trước các chiêu lừa đảo.

Theo khảo sát về mối đe dọa an ninh mạng năm 2015, người dùng ngày càng lo ngại về các mối đe dọa mạng và lưu trữ thông tin cá nhân trên thiết bị hơn, nhưng họ lại bất cẩn hơn. Cụ thể là 31% số người được khảo sát sẵn sàng nhập thông tin tài chính hoặc thông tin cá nhân vào những trang web mà họ không biết rõ, tăng từ 30% so với năm 2014. Trong khi đó, số người tin rằng mình không phải mục tiêu của tấn công mạng tăng mạnh từ 40% lên 46%.

Cùng thời điểm, người dùng internet thường không nhận thấy các mối đe dọa tiềm ẩn, cho đến khi gặp phải nó. Đây là kết quả của cuộc kiểm tra được Kaspersky Lab thực hiện với 18.000 người trên thế giới.

Qua bài kiểm tra với nhiều tùy chọn khác nhau, công ty bảo mật này nhận thấy rằng, người tham gia khảo sát dễ bị đe dọa bởi các trường hợp nguy hiểm tiềm tàng là lướt web, tải tập tin xuống hoặc truy cập mạng xã hội. Đại diện 16 quốc gia có số điểm trung bình là 95/150, có nghĩa là họ chỉ chọn lựa an toàn trong phân nửa số trường hợp giả thuyết.

Trong quá trình khảo sát, chỉ 24% số người tham gia có khả năng nhận biết trang web thật. Trong một bài kiểm tra khác, 58% số người tham gia khảo sát đã chọn phải trang lừa đảo được thiết kế để đánh đắp thông tin người dùng.

Cuộc khảo sát cũng nhận thấy, khi nhận email khả nghi, 1/10 người dùng sẵn sàng mở tập tin đính kèm mà không kiểm tra nó - đây là cách khởi chạy chương trình độc hại trong nhiều trường hợp. Cuối cùng, có 19% số người tham gia khảo sát vô hiệu hóa giải pháp an ninh nếu giải pháp đó cố gắng ngăn chặn quá trình cài đặt một phần mềm.

David Emm, Trưởng nhóm các nhà nghiên cứu An ninh tại Kaspersky Lab, cảnh báo: "Trong thế giới thực, chúng ta biết làm thế nào để giảm nguy cơ mất mát tiền hoặc tài sản, bởi vì chúng ta đã học được điều đó từ khi còn nhỏ. Khi chúng ta không lên mạng, chúng ta vẫn luôn luôn cảnh giác; nhưng khi lạc trong thế giới internet, bản năng tự bảo vệ thường bị giảm xuống".

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm (Theo Kaspersky Lab) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN