42 triệu mối đe dọa mạng nhắm vào Việt Nam năm qua, thấp nhất trong nửa thập kỷ

Mã độc, virus luôn là mối nguy tiềm ẩn với mọi thiết bị kết nối hay không kết nối Internet.

Theo số liệu mới nhất từ ​​mạng lưới Kaspersky Security Network (KSN), năm 2022 là năm thứ 5 liên tiếp Việt Nam chứng kiến ​​sự sụt giảm về số lượng các vụ tấn công mạng mà công ty an ninh mạng toàn cầu ngăn chặn. Các số liệu về các mối đe dọa từ Internet cũng như các mối đe dọa ngoại tuyến cũng thấp nhất trong vòng nửa thập kỷ qua.

42 triệu mối đe dọa mạng nhắm vào Việt Nam năm qua, thấp nhất trong nửa thập kỷ - 1

Cụ thể, Kaspersky đã phát hiện và chặn tổng cộng gần 42 triệu mối đe dọa, chính xác là 41.989.163 mối đe dọa mạng khác nhau từ Internet trên máy tính của những người tham gia KSN tại Việt Nam (chưa tính các mối đe dọa bị ngăn chặn bởi các giải pháp bảo mật khác). So với năm 2021 (63.482.728 trường hợp), con số này đã giảm đáng kể với mức 34%. 

Tỉ lệ người dùng Việt được Kaspersky bảo vệ trước các mối đe dọa từ Internet trong giai đoạn này là 37,6%, đứng thứ 49 toàn cầu.

Về các nguy cơ liên quan đến phần mềm độc hại phát tán qua qua USB, CD, DVD và các phương thức ngoại tuyến khác, con số của Việt Nam năm 2022 cũng giảm đáng kể so với các năm trước, với tổng số 121.542.272 vụ được Kaspersky phát hiện và ngăn chặn. Con số này đã giảm 25,39% so với năm 2021. 

Trong khi đó, Singapore là quốc gia có số người dùng bị tấn công thấp nhất Đông Nam Á, với 2.377.147 vụ, tương ứng với vị trí thứ 143 toàn cầu.

Mã độc, virus luôn là mối nguy tiềm ẩn với mọi thiết bị kết nối hay không kết nối Internet. (Ảnh minh họa)

Mã độc, virus luôn là mối nguy tiềm ẩn với mọi thiết bị kết nối hay không kết nối Internet. (Ảnh minh họa)

Theo Kaspersky, việc giảm số lượng các mối đe dọa trực tuyến có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Bên cạnh những nỗ lực ngày càng tăng của Chính phủ Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức và cải thiện các biện pháp an ninh mạng, người dùng Việt Nam hiện đang chủ động hơn trong việc bảo vệ mình ở không gian số bằng cách đầu tư vào phần mềm chống virus, thường xuyên cập nhật thiết bị và thực hành các thói quen trực tuyến an toàn hơn.

Ông Chris Connell - Giám đốc Điều hành Kaspersky khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhận xét: "Chúng tôi nhận thấy người dùng tại Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến các vấn đề bảo mật và đang bảo vệ thiết bị của mình trước các cuộc tấn công mạng tiềm ẩn. Đây là một dấu hiệu tích cực góp phần đáng kể vào việc tạo ra một môi trường số an toàn hơn ở đất nước này".

"Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng tội phạm mạng đang không ngừng cải tiến các kỹ thuật tấn công của chúng. Chúng sáng tạo hơn, đặc biệt là nhắm vào những người dùng sử dụng ngân hàng trực tuyến, thương mại điện tử và các công nghệ kỹ thuật số tiện lợi hơn. Sang năm 2023, người dùng nên tiếp tục ưu tiên bảo mật an ninh mạng trong các hoạt động trực tuyến, đặc biệt là khi chia sẻ thông tin cá nhân và thực hiện các giao dịch tài chính trực tuyến", ông Chris cảnh báo.

Để giảm thiểu nguy cơ trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công mạng, Kaspersky khuyến nghị:

- Luôn cập nhật các thiết bị, phần mềm và ứng dụng với các bản cập nhật và bản vá bảo mật mới nhất.

- Sử dụng mật khẩu mạnh và riêng biệt cho mỗi tài khoản trực tuyến. Cân nhắc sử dụng trình quản lý mật khẩu để tạo và lưu trữ mật khẩu của bạn một cách an toàn.

- Hãy thận trọng với các email, tin nhắn và cuộc gọi đáng ngờ yêu cầu thông tin cá nhân hoặc thông tin tài chính; xác minh tính xác thực trước khi chia sẻ bất kỳ thông tin nhạy cảm nào.

-Bật xác thực hai yếu tố cho các tài khoản trực tuyến bất cứ khi nào có thể. Điều này cung cấp thêm một lớp bảo mật bằng cách yêu cầu một hình thức xác thực thứ cấp ngoài mật khẩu của bạn.

- Sử dụng giải pháp bảo mật đáng tin cậy (chẳng hạn như Kaspersky Total Security) để giữ an toàn cho dữ liệu. Nó không chỉ ngăn chặn các cuộc tấn công vào thiết bị mà còn tạo kết nối an toàn để bảo vệ dữ liệu.

Nguồn: [Link nguồn]

”Nỗi ám ảnh” WannaCry vẫn dồn dập tấn công người dùng Internet Việt Nam

Sự cố liên quan mã độc tống tiền Wannacry đã gây hậu quả ước tính lên tới 4 tỉ USD trên toàn cầu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NGỌC PHẠM ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN