2 tuyến cáp quang gặp sự cố cùng lúc, các nhà mạng xử lý ra sao?

Trong khi tuyến cáp quang AAG đang gặp sự cố chưa sửa chữa xong thì thêm tuyến AAE-1 mất hoàn toàn kết nối.

Trong khi việc sửa cáp quang AAG có thể kéo dài đến ngày 26/9 thì mới đây, cáp quang AAE-1 lại gặp sự cố. Sự việc này khiến cả hai tuyến cáp quan trọng kết nối Internet đi quốc tế của Việt Nam bị ảnh hưởng. Việc truy cập các ứng dụng như Gmail, YouTube, Facebook có thể gặp khó khăn trong giai đoạn này.

Ngay sau khi nhận được thông tin thêm tuyến cáp quang AAE-1 gặp sự cố, các nhà mạng đều đã lập tức triển khai các phương án để chuyển lưu lượng truyền tải sang các hướng cáp biển và đất liền đang hoạt động, nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ Internet cho các khách hàng.

2 tuyến cáp quang biển AAG và AAE-1 đã gặp sự cố cùng lúc. (Ảnh minh họa)

2 tuyến cáp quang biển AAG và AAE-1 đã gặp sự cố cùng lúc. (Ảnh minh họa)

Trao đổi với PV, đại diện Hà Nội Telecom (HTC) cho biết, nhà mạng này sử dụng băng thông trên cả hai tuyến AAG và AAE-1. Song đường truyền Internet quốc tế của các thuê bao Internet HTC không bị ảnh hưởng, bởi họ đã chuẩn bị đủ dung lượng dự phòng.

"Kênh truyền dẫn quốc tế qua cáp AAG của HTC không down (mất kết nối), không bị ảnh hưởng. Cáp AAE-1 down thì đối tác quốc tế đang kiểm tra, chưa có lịch sửa dự kiến hay thời gian hoạt động trở lại. Tuy nhiên, đường truyền của HTC chạy trên hướng AAE-1 không nhiều, hiện vẫn hoàn toàn đảm bảo lưu lượng đi quốc tế qua các hướng khác", đại diện HTC thông tin.

Còn theo thông tin trên ICT News, VNPT đã tối ưu, căn chỉnh lưu lượng để đảm bảo dịch vụ cho người dùng. CMC Telecom cũng đã chủ động chuyển sang các hướng cáp khác, bao gồm cả hướng cáp xuyên Đông Nam Á (A-Grid) kết nối Internet từ Việt Nam qua các quốc gia Campuchia, Thái Lan, Malaysia và Singapore.

Tương tự, để đảm bảo dịch vụ cho các khách hàng, Viettel đã bổ sung thêm hơn 900GB dung lượng băng thông quốc tế. Đồng thời, nhà mạng này điều chỉnh lưu lượng qua các tuyến đất liền và cáp biển khác như IA, APG, AAE1 hướng Hồng Kông.

Trên thực tế, cáp quang biển gặp sự cố không phải mới, mà thường xuyên xảy ra. Do đó, các nhà mạng luôn sẵn sàng và nhanh chóng có phương án xử lý. Tuy nhiên, trong khoảng 2 ngày qua, vẫn có nhiều khách hàng phàn nàn việc truy cập Internet quốc tế chập chờn.

Nguồn: [Link nguồn]

Nỗi lo đường truyền Internet và ”n lỗi lo khác” khi học trực tuyến

Nhiều gia đình gặp khó khăn trong việc tiếp cận thiết bị công nghệ (laptop, tablet, smartphone,...) để học trực tuyến, cùng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Đứt Cáp Quang Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN