10 cách bảo vệ kênh YouTube, Facebook để không bị hacker chiếm đoạt

Các chủ kênh YouTube, Facebook, TikTok phải đề cao cảnh giác trước nạn hack tài khoản.

Thời gian qua, loạt kênh YouTube, Facebook nổi tiếng đã bị hacker xâm nhập, chiếm tài khoản, đổi ảnh đại diện, ảnh bìa và cả nội dung. Chẳng hạn, phải kể đến kênh YouTube MixiGaming, Quang Linh Vlogs, kênh Facebook VTVMoney,...

Các chủ kênh YouTube, Facebook, TikTok phải đề cao cảnh giác trước nạn hack tài khoản.

Các chủ kênh YouTube, Facebook, TikTok phải đề cao cảnh giác trước nạn hack tài khoản.

Dưới đây là 10 cách bạn có thể bảo vệ kênh trên các nền tảng mạng xã hội khỏi hacker:

1. Sử dụng mật khẩu mạnh

Sử dụng mật khẩu dài, phức tạp và không dễ đoán để bảo vệ tài khoản của bạn. Mật khẩu nên bao gồm cả chữ thường, chữ in hoa, số và các ký tự đặc biệt, chẳng hạn: YT_$@191PasSwORk250&% (dùng cho YouTube), FB_$@191PasSwORk250&% (dùng cho Facebook), TT_$@191PasSwORk250&% (dùng cho TikTok),...

Việc dùng mật khẩu phức tạp nhưng chỉ khác nhau chút các ký tự đầu như vậy sẽ dễ nhớ hơn. Trường hợp lo lắng bị quên, người dùng có thể dùng chức năng lưu mật khẩu của Google Chrome hoặc Apple Safari,... Lưu ý: Không nên sử dụng các dịch vụ, phần mềm quản lý mật khẩu của bên thứ ba không đáng tin cậy.

2. Xác minh hai yếu tố

Kích hoạt tính năng xác minh hai yếu tố (2FA) để cung cấp một lớp bảo mật bổ sung. Tính năng này thường bao gồm sử dụng mã OTP hoặc ứng dụng xác minh để đăng nhập. Thậm chí nếu dịch vụ cho phép thì hãy dùng một điện thoại chuyên biệt chỉ để nhận mã xác minh bước 2.

3. Cập nhật phần mềm và ứng dụng

Luôn cập nhật phần mềm và ứng dụng lên phiên bản mới nhất để bảo vệ khỏi các lỗ hổng bảo mật đã được vá.

4. Kiểm tra quyền truy cập

Đảm bảo chỉ cung cấp quyền truy cập cần thiết cho những người đáng tin và nên hạn chế. Đặc biệt là kiểm tra các ứng dụng bên thứ ba mà bạn đã cấp quyền truy cập đến tài khoản của mình.

5. Giám sát hoạt động không bình thường

Kểm tra thường xuyên các hoạt động của tài khoản để nhận biết sớm về bất kỳ hoạt động đáng ngờ nào, chẳng hạn như đăng nhập từ địa điểm hay thiết bị lạ.

6. Thận trọng với các link, file lạ

Đã rất nhiều trường hợp chủ kênh YouTube, Facebook bị mất tài khoản chỉ vì kích hoạt tập tin nhiễm mã độc hoặc truy cập vào link giả mạo. Rất nhiều cảnh báo đã được đưa ra liên quan vấn đề này, trên hết chính chủ kênh phải chủ động, tinh ý trước các email, tập tin đính kèm độc hại.

7. Dùng phần mềm bảo mật

Không có lá chắn nào là an toàn tuyệt đối, nhưng có vẫn hơn không. Người dùng hãy cài đặt một phần mềm bảo mật đáng tin cậy, bật chế độ bảo vệ theo thời gian thực và cập nhật cơ sở dữ liệu cho nó thường xuyên.

8. Kiểm soát kỹ mọi nội dung trên nền tảng

Mất kênh đôi khi còn đến từ việc nội dung vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng, thậm chí một số kẻ gian sẽ khiến kênh bị "đánh gậy" rồi mới thực hiện các bước xâm chiếm. Do đó, hãy đảm bảo mọi nội dung xuất hiện trên kênh (bao gồm cả nội dung do mình tạo ra và các bình luận) là chuẩn mực.

9. Khai báo đủ thông tin và chính chủ

Đừng quên cập nhật đầy đủ thông tin cá nhân của người sở hữu kênh theo các trường thông tin mà dịch vụ cho phép, qua đó người dùng sẽ dễ dàng chứng minh và lấy lại tài khoản nếu lỡ bị mất.

10. Dùng chế độ người tin cậy

Chẳng hạn Facebook cho phép chủ tài khoản liên kết với những người đáng tin cậy để nhờ họ xác nhận khi cần lấy lại tài khoản.

Nguồn: [Link nguồn]

Sự việc loạt kênh YouTube bị chiếm quyền xảy ra cùng thời điểm mã độc mã hóa dữ liệu đòi tiền chuộc đang hoành hành tại Việt Nam.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo NGỌC PHẠM ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN