Rúng động nhạc Việt bị sao Campuchia đạo trắng trợn

Trong thời gian qua, liên tục xuất hiện các ca khúc của Việt Nam bị ca sĩ Campuchia đạo lại và gần như không hề có sự xin phép.

Nhiều ca khúc nhạc trẻ của Việt Nam gần đây đã "được" hoặc "bị" các ca sĩ nước bạn Campuchia đạo lại công khai và ngang nhiên. Họ "chôm chỉa" từ phần nhạc cho đến giai điệu và cả MV của ca khúc.  Các ngôi sao Campuchia đã bê nguyên một ca khúc của Việt Nam về, thay đổi từ tiếng Việt sang tiếng Khơ-me! Rất đông Việt kiều ở Campuchia đã phát hiện những trường hợp đạo nhạc Việt qua các video chia sẻ trên Youtube, các diễn đàn mạng...

Rúng động nhạc Việt bị sao Campuchia đạo trắng trợn - 1

Preap Sovath - "ông hoàng nhạc pop" Campuchia cũng là người có số lượng ca khúc đạo của Việt Nam lên đến hàng chục bài.

Ngoài ra, trên một số diễn đàn, giới trẻ Campuchia cũng đã tổng hợp và chỉ rõ những ca khúc của nước họ là sản phẩm đạo lại từ ca sĩ của Việt Nam. Có thể tìm thấy hàng chục ca khúc mà các thành viên trên diễn đàn Khmerization tổng hợp và chỉ ra là "hàng chôm chỉa" từ các ca khúc và ca sĩ của Việt Nam như Mỹ Tâm, Duy Mạnh, nhóm 365, Thủy Tiên, Hồ Ngọc Hà, Cao Thái Sơn, Phan Đình Tùng...

Không chỉ vậy, cộng đồng mạng Campuchia còn chỉ ra ca sĩ "tiên phong" mang nhạc Việt đến với giới trẻ nước này lại chính là Preap Sovath - người được phong tặng là "ông hoàng nhạc pop" của Campuchia. Preap Sovath đã đạo lại nhiều bản hit của nam ca sĩ Khánh Phương như Hình bóng của mây, Tôn thờ một tình yêu...

Rúng động nhạc Việt bị sao Campuchia đạo trắng trợn - 2

Tuấn Hưng cũng là nạn nhân của đạo nhạc - bài Cầu vồng khuyết

Ngay ca sĩ Tuấn Hưng với bài Cầu vồng khuyết cũng bị Preap "hồi sinh" lại bằng tiếng Khơ-me và không phải trả một đồng phí bản quyền. Ngoài nhạc Việt, "ông hoàng nhạc pop" Campuchia cũng rất chịu khó "chuyển ngữ" các ca khúc nhạc Hoa.

Được kiện nhưng không được bồi thường

Số lượng các ca khúc nhạc Việt bị ca sĩ Campuchia "chôm chỉa" lên đến gần trăm bài. Bản thân ca sĩ Việt có bài "được" đặt lời tiếng Khơ-me, hoặc bị cđạo lại clip y thường không hề hay biết có chuyện trên. Thậm chí có ca sĩ còn thấy vui vì nhạc của mình được ca sĩ nước ngoài đạo lại.

Sau khi phát hiện bị đạo nhạc, ca sĩ Việt thường giữ thái độ im lặng và không có ý định kiện cáo hay làm um xùm. Họ cho rằng Campuchia không phải thị trường lớn mạnh và có quy củ nên có kiện cũng chưa chắc giải quyết được vấn đề. Hơn nữa, theo Công ước Berne có hiệu lực từ năm 2004, Lào và Campuchia thuộc nhóm nước đang phát triển, được hưởng ưu đãi liên quan đến tác quyền.

Điều này cũng có nghĩa các ca sĩ Việt Nam không thể kiện các trường hợp đạo nhạc các nghệ sĩ tại hai đất nước trên. Trước năm 2004, Việt Nam cũng được hưởng quyền lợi tương tự như hai quốc gia trên khi ca sĩ Việt đạo trắng trợn các ca khúc nhạc Hoa, Anh, Pháp, Nga, Thái...

Rúng động nhạc Việt bị sao Campuchia đạo trắng trợn - 3

Duy Mạnh đã lên treo giải 1 tỷ đồng cho ai chứng minh được Kiếp đỏ đen của anh đạo nhạc Campuchia.

Bấm đây để nghe Kiếp đỏ đen phiên bản tiếng Khơ-me

Một số trường hợp ngoại lệ như ca sĩ Duy Mạnh với Kiếp đỏ đen phát hành năm 2006 đã xuất hiện tại thị trường Campuchia bằng phiên bản tiếng Khơ-me không lâu sau đó. Duy Mạnh đã bị  nghi ngờ là đạo nhạc Campuchia.

Khá tức giận, Duy Mạnh đã tuyên bố treo giải 20 triệu đồng và sau đó là 1 tỷ đồng cho ai tìm ra bằng chứng cho thấy anh là người đạo  nhạc. Sau nhiều tranh cãi và tìm kiếm, người yêu nhạc đã chứng minh được ca sĩ Campuchia mới chính là người đạo lại ca khúc Kiếp đỏ đen của Duy Mạnh.

Đình đám nhất có lẽ phải kể đến ca khúc Vầng trăng khóc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung, từng được cặp đôi ca sĩ Nhật Tinh Anh và Khánh Ngọc thể hiện thành công. Bài hát "làm mưa làm gió" thị trường nhạc trẻ vào năm 2003 bỗng được "xào xáo" lại bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, từ Campuchia, Trung Quốc và cả tiếng Lào do ca sĩ của những nước trên thể hiện.

Nguyễn Văn Chung ngay sau đó đã quyết "làm ra ngô ra ngoai" khi đệ đơn kiện để ca khúc của anh được công nhận và không bị đạo một cách tràn lan, không có sự xin phép. Mọi cố gắng của Nguyễn Văn Chung đã được Liên minh quốc tế các Hiệp hội tác giả nhạc và lời thế giới (CISAC) công nhận, Vầng trăng khóc là bài hát của chính anh, các phiên bản khác đều là đạo nhạc.

Mặc dù thắng kiện nhưng có lẽ như vậy cũng đã đủ với Nguyễn Văn Chung vì anh không được bồi thường từ các ca sĩ đến từ Lào và Campuchia.

Khánh Phương, "ông trùm bị đạo nhạc"

Điểm danh các ca sĩ Việt Nam có số lượng ca khúc bị ca sĩ Campuchia đạo nhiều nhất phải kể đến nam ca sĩ Khánh Phương. Một ca sĩ trẻ từng bị coi là "trùm đạo nhạc" và có số lượng các ca khúc hit vượt trội, được các bạn trẻ chào đón và yêu thích. Khánh Phương có đến gần 20 ca khúc bị ca sĩ Campuchia đạo lại và người đạo nhiều nhất vẫn chính là "ông hoàng nhạc pop" Campuchia Preap Sovath.

Rúng động nhạc Việt bị sao Campuchia đạo trắng trợn - 4

Khánh Phương là ca sĩ Việt có số lượng bài hát bị nghệ sĩ Campuchia đạo nhiều nhất.

Bấm đây để nghe Hình bóng của mây phiên bản tiếng Khơ-me do Preap Sovath thể hiện.

Những ca khúc của Khánh Phương bị đạo như Xé tan màn đêm/Chờ em trong đêm của nhạc sĩ Khắc Việt (Preap Sovath đạo lại); Không kịp nữa rồi, sáng tác Nhất Trung (Preap Sovath đạo lại); Ngàn lần khắc tên em, sáng tác Nguyễn Hồng Thuận (Preap Sovath đạo lại); Đành thôi quên lãng - sáng tác Hoài An; I am Sorry - sáng tác Trần Đức đã bị hai ca sĩ của Campuchia cùng đạo lại; Xa muôn trùng vây - sáng tác Nguyễn Văn Chung (Preap Sovath đạo lại); Tôn thờ một tình yêu - sáng tác Bằng Cường (có hai phiên bản bị đạo, trong đó Preap Sovath đạo lại bằng ca khúc Calltune Domnang Jet Smos) và Hình bóng của mây - sáng tác Nguyễn Văn Chung bị Preap Sovath đạo bằng bài Hang Meas.

Ngoài ra còn những ca khúc như Mưa thủy tinh, Xin lỗi em yêu, Hạnh phúc có khi là ảo tưởng, Trong anh tình vẫn sáng... là những ca  khúc được cho là của Khánh Phương "đạo" lại nhạc Hoa cũng bị phía ca sĩ Campuchia đạo lại.

Nam ca sĩ Preap Sovath có lẽ là người khá hâm mộ những ca khúc của ca sĩ Khánh Phương, vì vậy đã ưu ái hát lại số lượng lớn các ca khúc của nam ca sĩ Chiếc khăn gió ấm. Ngoài ra, Preap Sovath còn cần mẫn tìm tòi thị trường các ca sĩ nam khác của thị trường nhạc Việt để làm phong phú thêm lượng ca khúc của anh.

Rúng động nhạc Việt bị sao Campuchia đạo trắng trợn - 5

Nhiều ca khúc trong album Đứng dậy vươn vai của Akiran bị ca sĩ Campuchia đạo công khai.

Mùa đông không lạnh phiên bản Campuchia.

Đứng thứ hai trong danh sách các ca sĩ Việt bị Preap Sovath đạo nhạc là nam ca sĩ Akira Phan với ca khúc Nak Na Norm Own Mork là phiên bản song sinh của Mùa đông không lạnh (sáng tác Nguyễn Văn Chung). Đặc biệt khi album Đứng dậy vươn vai rcủa Akira Phan được phát hành, tên tuổi của anh trở nên nổi tiếng và được săn đón, chào mời. Những bản “hit” cực nổi như Mùa đông không lạnh, Lời nguyền, Giấc mơ êm đềm… từng càn quét thị trường nhạc Việt Nam trong một thời gian dài.

Không lâu sau, cộng đồng mạng lại có dịp “thưởng thức những phiên bản tiếng Khơ-me của các ca khúc hit trên. Thậm chí, Akira Phan còn bị tố đạo  nhạc Campuchia. Với những bằng chứng rõ ràng, Akira Phan đã khẳng định được bản quyền các ca khúc của mình một cách thuyết phục. Anh cho biết, không chỉ các ca khúc trong Đứng dậy vươn vai, hàng loạt bài hát ngoài album này cũng đã bị đạo như: Đợi chờ là hạnh phúc, Bài toán tình yêu

Bấm đây để nghe ca khúc Tại sao phiên bản tiếng Khơ-me do Preap Sovath đạo lại

Preap Sovath đã đạo lại ca khúc Vì sao thế của nam ca sĩ Phạm Khánh Hưng bằng phiên bản tiếng Khơ-me là Kum Na Own, , ca khúc Cầu vồng sau mưa (sáng tác Nguyễn Văn Chung) của Cao Thái Sơn cũng được Preap Sovath "xào xáo" lại. Một loạt những nam ca sĩ khác của Việt Nam được Preap Sovath đạo lại ca khúc, như Lời hẹn ước (sáng tác Khánh Đơn) của  Nguyên Vũ; Tại sao (sáng tác Quang Huy) của Ưng Hoàng Phúc trở thành bài Songsa của Preap Sovath.

Một ca khúc khác cũng gây sốt và được ca sĩ nước bạn đạo, trở thành bài hát phổ biến trên sân khấu nhạc Campuchia, bài hát Ngàn lần khắc tên em. Ca khúc này từng được thể hiện thành công qua tiếng hát của các nam ca sĩ như Cao Thái Sơn, Khánh Phương và Phan Đinh Tùng.

Rúng động nhạc Việt bị sao Campuchia đạo trắng trợn - 6

Ngàn lần khắc tên em phiên bản tiếng Khơ-me

Đây là một sáng tác thành công của nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận. Hiếm có bài hát nào được nhiều ca sĩ thể hiện đều tạo được dấu ấn và phong cách mới lạ, gây  thích thú cho người nghe đến như vậy! Không khó hiểu khi ngay lập tức, Ngàn lần khắc tên em được lan sang Campuchia bằng một phiên bản hoàn toàn bằng tiếng Khơ-me.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Long Hy ([Tên nguồn])
Nhạc Việt bị sao nước ngoài "chôm chỉa" Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN