Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Mỹ vs Canada
Logo Mỹ - USA Mỹ
-
Logo Canada - CAN Canada
-
Mexico vs New Zealand
Logo Mexico - MEX Mexico
-
Logo New Zealand - NZL New Zealand
-
Hong Kong (Trung Quốc) vs Fiji
Logo Hong Kong (Trung Quốc) - HKG Hong Kong (Trung Quốc)
-
Logo Fiji - FIJ Fiji
-
Indonesia vs Australia
Logo Indonesia - IDN Indonesia
-
Logo Australia - AUS Australia
-
Trung Quốc vs Saudi Arabia
Logo Trung Quốc - CHN Trung Quốc
-
Logo Saudi Arabia - KSA Saudi Arabia
-
Triều Tiên vs Qatar
Logo Triều Tiên - PRK Triều Tiên
-
Logo Qatar - QAT Qatar
-
Việt Nam vs Thái Lan
Logo Việt Nam - VIE Việt Nam
-
Logo Thái Lan - THA Thái Lan
-
Oman vs Hàn Quốc
Logo Oman - OMA Oman
-
Logo Hàn Quốc - KOR Hàn Quốc
-
Kyrgyzstan vs Uzbekistan
Logo Kyrgyzstan - KGZ Kyrgyzstan
-
Logo Uzbekistan - UZB Uzbekistan
-
Bahrain vs Nhật Bản
Logo Bahrain - BHR Bahrain
-
Logo Nhật Bản - JPN Nhật Bản
-
UAE vs Iran
Logo UAE - UAE UAE
-
Logo Iran - IRN Iran
-
Kuwait vs Iraq
Logo Kuwait - KUW Kuwait
-
Logo Iraq - IRQ Iraq
-
Mỹ vs New Zealand
Logo Mỹ - USA Mỹ
-
Logo New Zealand - NZL New Zealand
-
Mexico vs Canada
Logo Mexico - MEX Mexico
-
Logo Canada - CAN Canada
-

VPF muốn cứu bộ mặt bóng đá Việt Nam

Theo ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch HĐQT VPF, tất cả những ý tưởng và kế hoạch mà VPF hướng tới tại V-League 2013 đều nhằm mục tiêu “cứu” đội tuyển U23 Việt Nam, bộ mặt của bóng đá nước nhà tại SEA Games năm tới

Bầu Thắng cho biết trước khi đưa ra kế hoạch chọn U22 quốc gia là 1 trong số 12 đội bóng tham gia V-League 2013, Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã thảo luận tới hơn 20 phương án khác nhau. Ông Thắng thừa nhận: “Có phương án tốt hơn để phát triển nguồn lực trẻ cho đội tuyển nhưng ông chủ các đội bóng lại không chấp nhận. Tôi khẳng định việc đưa U22 (U23 vào năm 2013) đá ở V-League không phải là để làm chẵn số đội hay tăng thêm một đội dự giải, mà hoàn toàn hướng tới mục đích cho các cầu thủ trẻ có cơ hội thi đấu nhiều hơn”.

Có thể đá 11 đội

Tất cả các phương án mà VPF dự định áp dụng ở V-League và Giải Hạng nhất mùa mới sẽ được đưa ra thảo luận tại phiên họp của Ban Chấp hành LĐBĐ Việt Nam (VFF) hôm nay, 13/12. Ông Thắng khẳng định: “VPF chỉ là cơ quan tổ chức, điều hành giải, chúng tôi không có quyền sửa đổi điều lệ hay bổ sung một đội bóng đặc biệt như tuyển U22. Nếu VFF không thông qua phương án mà chúng tôi đề xuất thì VPF sẽ đề cử một phương án khác”.

Bầu Thắng cho rằng trong trường hợp VFF và các CLB chấp nhận đá 11 đội thì V-League vẫn có thể khởi tranh. Tuy nhiên, ông Thắng thừa nhận nếu đá 11 đội, chắc chắn sẽ có những lo ngại về chuyện không hay có thể xảy ra ở những vòng đấu cuối. Chủ tịch VPF Võ Quốc Thắng nói: “Theo tôi, phương án đẹp nhất là bắt buộc các đội bóng phải đăng ký 2 cầu thủ dưới 22 tuổi trong danh sách và có một cầu thủ dưới 22 tuổi có mặt trên sân”. Thực ra, đây là phương án từng được VPF đề xuất nhưng các đội bóng đã không thông qua do lo lắng việc đưa những chân sút trẻ vào sân sẽ làm giảm chất lượng đội bóng.

Bầu Thắng giải thích: “Việc đề ra quy định không có đội bóng xuống hạng chỉ là giải pháp tình thế và thực hiện trong một mùa bóng đặc biệt như mùa bóng tới. Nếu chơi 11 đội như tôi đã nói, V-League sẽ có 1,5 suất xuống hạng còn Hạng nhất đá 10 đội nhưng có 2,5 suất lên hạng”. Nếu việc U22 chơi V-League được thông qua sớm, chủ tịch VPF cho biết đơn vị này sẽ hỗ trợ phần lớn kinh phí để đội hoạt động trong suốt một mùa bóng.

VPF muốn cứu bộ mặt bóng đá Việt Nam - 1

VPF "cứu" VLeague có nghĩa là "cứu" ĐTQG

Phải hy sinh vì đội tuyển

Chủ tịch VPF Võ Quốc Thắng khẳng định “nước cờ” của VPF đưa tuyển U22 đá V-League là táo bạo. Tuy nhiên, nó không chỉ nhằm phục vụ cho chất lượng đội U23 ở V-League năm sau mà còn nhằm phục vụ cho cả đội tuyển quốc gia ở AFF Cup 2014.

Đội tuyển quốc gia đã nợ người hâm mộ quá nhiều. Vì thế, theo ông Thắng, ngay ở AFF Cup sắp tới, đội tuyển cần trình làng một bộ mặt khác hẳn. Ông Thắng phân tích: “Hầu hết lứa cầu thủ hiện tại sẽ nghỉ. Vì thế, nếu không có 2 năm chuẩn bị làm bước đệm, đội tuyển quốc gia không thể chơi tốt ở AFF Cup 2014 được”. Ông Thắng nhắc lại sự hy sinh của CLB ĐTLA khi cho HLV Calisto lên đội tuyển rồi sau đó CLB của mình đi xuống, thậm chí bị rớt hạng. Ông nói: “Khi tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2008, tôi đã nói rằng đội bóng của tôi dù bị xuống hạng nhưng đội tuyển vô địch Đông Nam Á thì tôi vẫn thấy vui”.

Cũng theo ông Thắng, VPF đã thuyết phục được nhà tài trợ Eximbank chấp nhận phương án cứu vãn bóng đá nội. Ông Thắng kết luận: “Đây là lúc các ông bầu cần chung tay và hy sinh một phần quyền lợi vì lợi ích chung của bóng đá nước nhà. VPF sẵn sàng cắt giảm chi tiêu, tinh giản bộ máy để đưa ra mức thưởng chưa từng có cho đội vô địch là 10 tỉ đồng”.

VPF đề nghị “cấm sang nhượng” đội bóng

Theo ông Võ Quốc Thắng, VPF sẽ có đề xuất gửi VFF và Tổng cục TDTT để hạn chế tình trạng đội bóng thay tên như thay áo và chấm dứt việc sang nhượng vô tội vạ. Nhiều khả năng các địa phương và các CLB đầu tư vào bóng đá sẽ phải có cam kết đầu tư dài hạn để được VPF cấp phép hoạt động. Ông Thắng nhìn nhận: “Không cứ là phải chơi V-League, nếu không có đủ tài chính, các đội có thể dự Giải Hạng nhất hoặc chỉ tham gia các giải trẻ nhưng quan trọng là có định hướng phát triển nguồn nhân lực cho bóng đá nước nhà”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Mạnh Duy (nld.com.vn)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN