Trận đấu nổi bật

Xem thêm

PSG vs Borussia Dortmund
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Quảng Nam vs Công An Hà Nội
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
MerryLand Quy Nhơn Bình Định vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
Logo MerryLand Quy Nhơn Bình Định - BIN MerryLand Quy Nhơn Bình Định
-
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Khánh Hòa vs Hải Phòng
Logo Khánh Hòa - SAM Khánh Hòa
-
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Thép Xanh Nam Định vs Becamex Bình Dương
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
TP Hồ Chí Minh vs Đông Á Thanh Hóa
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Real Madrid vs Bayern Munich
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
LPBank Hoàng Anh Gia Lai vs Sông Lam Nghệ An
Logo LPBank Hoàng Anh Gia Lai - HGL LPBank Hoàng Anh Gia Lai
-
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Hà Nội vs Thể Công - Viettel
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-

V-League 2015 chuẩn bị: Đổ tiền cho bóng đá

V-League sắp khởi tranh vẫn là một cỗ máy ngốn tiền khi hàng loạt đội bóng sắm sửa cầu thủ với giá cao ngất.

B. Bình Dương như lệ thường luôn dẫn đầu làng bóng về mức độ chịu chơi và chịu chi. Họ đi chợ cầu thủ từ rất lớn và không tiếc tiền cho những cầu thủ đình đám không chỉ vì mục đích sử dụng cho bóng đá. Cái tên nổi bật nhất là Công Vinh với khoản tiền lót tay không dưới 3 tỉ đồng/mùa cùng hàng loạt ngôi sao tứ phương được kỳ vọng sẽ hấp dẫn khán giả đến sân nhiều hơn.

Chỉ có B. Bình Dương mới có kiểu chi bạo cho bóng đá mà dường như không thèm ngó ngàng đến lực lượng kế thừa khi hai mùa bóng qua có mỗi Anh Đức là người địa phương. Nhà đương kim vô địch B. Bình Dương không cho thấy là tấm gương kiểu mẫu của bóng đá chuyên nghiệp khi chỉ sống nhờ vào bầu sữa của công ty mẹ mà không thể sống như một thực thể trưởng thành đúng chất chuyên nghiệp.

Tương tự, các đội bóng lớn cỡ Hà Nội T&T, SHB Đà Nẵng hay QNK Quảng Nam sống dựa vào túi tiền của một ông bầu. Họ chi ít hơn cho việc mua sắm cầu thủ so với những mùa bóng trước nhưng để lấy thu bù chi vẫn là chuyện không tưởng.

V-League 2015 chuẩn bị: Đổ tiền cho bóng đá - 1

B. Bình Dương vô địch nhưng không có tuyến trẻ và chỉ có mỗi một cầu thủ địa phương là Anh Đức

V-League vẫn là một cỗ máy tiêu tiền khủng khiếp và không theo một cách tính nào, tùy theo nhu cầu lẫn đường đi vòng vo của đồng tiền. VPF đưa ra giá 35 tỉ đồng của mỗi CLB cho một mùa bóng thì bầu Đức nhẩm tính chỉ 13 tỉ đồng đủ chơi nhưng thực tế con số chi cao hơn nhiều. Ví như tân binh Cần Thơ mùa này dự kiến bỏ hơn 50 tỉ đồng để củng cố nhân sự. Với chỉ mỗi bản hợp đồng của thủ môn Bửu Ngọc đã là 6 tỉ đồng cùng hàng loạt cầu thủ mới cho mục tiêu… trụ hạng.

CLB láng giềng Đồng Tháp suýt giải tán thì giờ chót có doanh nghiệp chống lưng để tồn tại mùa này và chỉ mong hết mùa trót lọt rồi tính tiếp. Tương tự, Than Quảng Ninh, Hải Phòng mùa trước từng rục rịch muốn dừng cuộc chơi khi cơ quan chủ quản lâm vào cảnh túng quẫn rồi nợ nần cầu thủ. Thế rồi cũng ráng gồng mình đi hết đoạn đường và mùa này cố chơi theo kiểu tới đâu hay tới đó.

V-League mùa bóng mới chỉ có mỗi bầu Đức tuyên bố HA Gia Lai đã tính chuyện thu lợi từ bóng đá. Lần đầu tiên có một CLB bán vé trọn gói cả mùa lại được khách hàng nườm nượp tranh mua và mới tính chỗ ngồi khán đài A đã thu về gần nửa tỉ đồng. Bầu Đức dự tính sẽ chi khoảng 15 tỉ đồng cho cầu thủ trẻ chơi V-League trong khi số thu là 20 tỉ đồng.

Nhưng nói HA Gia Lai lãi thì chỉ là khái niệm gói gọn ở V-League. Bởi thực tế số chi cho các cầu thủ U-19 qua mỗi khóa được tính bằng triệu đô nên lại tiền tỉ VND thì chẳng thấm vào đâu.

Đã có “sữa ngoại” cho V-League

V-League sau nhiều năm sống dựa vào sự hào phóng của Ngân hàng Eximbank thì nay đã bắt đầu có lối ra khi nhà tài trợ ngoại đổ tiền vào giải đấu này. Vẫn là mối quan hệ với bóng đá Nhật và các doanh nghiệp tập đoàn Nhật đổ vào dù bước đầu chỉ là thăm dò. Có thông tin đề cập rằng nhà tài trợ Toyota sẽ kết duyên với V-League với giá trị cao hơn rất nhiều so với Eximbank từng hỗ trợ và đây là tin mừng cho bóng đá Việt Nam.

Thực tế thì trong phần mừng đấy cũng có cả nỗi lo vì khác với Eximbank, nhà tài trợ ngoài không cho không ai cái gì. Vấn đề còn lại là công tác tổ chức và chất lượng của giải đấu này sẽ như thế nào để có thể giữ chân nhà tài trợ thay cho thói quen các nhà tài trợ trước hay đến vì “nghĩa vụ”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Gia Huy (Plo.vn)
V-League 2023-24: Cuộc đua nóng bỏng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN