Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Philippines vs Myanmar
Logo Philippines - PHI Philippines
-
Logo Myanmar - MYA Myanmar
-
Indonesia vs Lào
Logo Indonesia - IDN Indonesia
-
Logo Lào - LAO Lào
-
Viktoria Plzeň vs Manchester United
Logo Viktoria Plzeň - PLZ Viktoria Plzeň
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Roma vs Sporting Braga
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Sporting Braga - BRA Sporting Braga
-
PAOK vs Ferencváros
Logo PAOK - PKT PAOK
-
Logo Ferencváros - FTC Ferencváros
-
Malmö FF vs Galatasaray
Logo Malmö FF - MFF Malmö FF
-
Logo Galatasaray - GS Galatasaray
-
Rangers vs Tottenham Hotspur
Logo Rangers - RAN Rangers
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Porto vs Midtjylland
Logo Porto - POR Porto
-
Logo Midtjylland - FCM Midtjylland
-
Ajax vs Lazio
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Logo Lazio - LAZ Lazio
-

Tuyển thủ nữ & chuyện đời thường chưa kể (Bài cuối)

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên 1 2 34

"Trở thành cô giáo dạy trường làng để có dịp phụng dưỡng mẹ già", là mong ước của tiền đạo Nguyễn Thị Minh Nguyệt trong ngày đầu năm mới.

Các cô gái đá bóng của đội tuyển nữ Việt Nam đang hướng đến mục tiêu tham dự World Cup 2015. Họ nung nấu quyết tâm, muốn cháy hết mình để làm nên điều kỳ diệu cho màu cờ sắc áo của Tổ quốc với cơ hội lịch sử tại VCK bóng đá nữ châu Á tháng 5 tới tại TP HCM.

Nhưng ít ai biết đằng sau những đôi chân đá bóng ấy là những câu chuyện đầy cảm động về cảnh đời của những cô gái đã phải hy sinh rất nhiều để theo đuổi đam mê của mình. Mời các bạn theo dõi loạt bài Tuyển thủ nữ & chuyện đời thường chưa kể để hiểu thêm về cuộc sống của cầu thủ nữ, những tâm sự, chia sẻ trong việc vượt lên định kiến, khó khăn để trở thành tuyển thủ quốc gia.

Xem video đời thường của tiền đạo Minh Nguyệt

Bài cuối - Tiền đạo Minh Nguyệt: Ước mơ thành cô giáo

Đối với người hâm mộ chị em đá bóng, khi nhắc tới hàng công của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam sẽ không thể thiếu cái tên Nguyễn Thị Minh Nguyệt. Sinh ra trong một gia đình có bố và anh trai là VĐV bóng chuyền, từ nhỏ Nguyệt đã được định hướng trở thành cầu thủ bóng chuyền chuyên nghiệp. Năm học lớp 8, Minh Nguyệt thi tuyển vào đội trẻ của Bộ Tư lệnh Thông tin, nhưng cô bị loại vì thiếu chiều cao (khi đó Nguyệt thiếu 5 cm so với chiều cao chuẩn của các VĐV bóng chuyền trẻ).

Tuyển thủ nữ & chuyện đời thường chưa kể (Bài cuối) - 1

Minh Nguyệt có nhiều tháng điều trị chấn thương phải tập hồi phục

Nguyệt bén duyên với trái bóng tròn vào năm học lớp 10 khi đi thi điền kinh chuẩn bị cho Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc năm 2003. Trong thời gian luyện tập cho đội điền kinh, Nguyệt lân la vào đá bóng, rồi lọt mắt xanh các HLV bên đội bóng đá nữ. "Thấy tôi có những pha xử lý kĩ thuật khá tốt nên HLV đội bóng đá nữ động viên tôi vào đội bóng. Tôi mạnh dạn đăng ký và đạt yêu cầu", Nguyệt đã kể lại về cái duyên đưa cô đến với nghiệp bóng.

Tâm sự về đời sống của giới “tóc dài, áo số, quần đùi”, vẻ mặt Nguyệt khá trầm ngâm bởi là người trong cuộc cô hiểu được những gì mà mình và đồng đội đã hy sinh để cống hiến cho bóng đá nữ. Họ tập luyện vất vả, chịu nhiều sức ép từ nhiều phía và nhất là tâm tư trĩu nặng vào những thời điểm bị dính chấn thương dài ngày.

Minh Nguyệt đã nhiều lần phải nghỉ thi đấu vì chấn thương. Khi được các bác sĩ chẩn đoán bị đứt dây chằng chéo trước gối phải, cô cho qua và tiếp tục thi đấu. Tuy nhiên, vào tháng 2/2011, khi cùng ĐT nữ Việt Nam tập trung cho vòng loại thứ nhất Olympic 2012, Nguyệt tái phát chấn thương trong chuyến thi đấu tại Đài Loan (Trung Quốc). Và phải 4 tháng sau khi dính chấn thương nặng đó, Minh Nguyệt mới tiến hành phẫu thuật.

Tuyển thủ nữ & chuyện đời thường chưa kể (Bài cuối) - 2

Nguyệt tất bật lau dọn nhà thờ họ chuẩn bị tết Giáp Ngọ

Nguyệt cho biết cô theo nghiệp cầu thủ trong sự can ngăn của mẹ. Chính vì lý do này, khi bị chấn thương, cô không dám kể với mẹ mà chỉ nói với chị gái. "Sau khi hồi phục chấn thương, mẹ em biết chuyện, khuyên em nên bỏ nghiệp bóng nhưng em không bỏ được vì quá say nghề", Nguyệt tâm sự.

Cống hiến bao năm cho bóng đá nước nhà, cô gái tuổi Dần này chỉ mong trở thành một giáo viên thể dục sau khi giải nghệ. Ước mơ này bắt nguồn từ việc Nguyệt mong muốn kế nghiệp mẹ mình làm một giáo viên. "Bố tôi mất cách đây vài năm, giờ mẹ chỉ còn có tôi và anh trai là người thân. Sau bao năm xa nhà, hiện tại tôi chỉ muốn về dạy ở trường làng, sớm hôm gần mẹ. Mẹ tôi cũng nói khi còn trẻ bà sẽ tôn trọng quyết định của tôi, còn sau khi giải nghệ tôi sẽ phải theo ý kiến của mẹ. Nói thế thôi, chứ tôi cũng yêu thích nghề giáo lắm", Nguyệt trầm tư chia sẻ.

Khi hỏi vì sao không muốn trở thành HLV đào tạo bóng đá trẻ như nhiều đồng nghiệp, cô gái 28 tuổi này đã chia sẻ: “ Mặt bằng bóng đá nữ hiện nay rất khó khăn, không phải ai cũng may mắn như chị Thanh (Văn Thị Thanh) và chị Miện (Đào Thị Miện). Tôi đã tốt nghiệp khoa bóng đá huấn luyện tại Đại học TDTT Từ Sơn (Bắc Ninh) cách đây được hai năm. Mặc dù rất yêu bóng đá nhưng tôi không muốn theo con đường huấn luyện, tôi muốn trở thành giáo viên giống mẹ và anh trai”.

Đến nay chân của Nguyệt không phải đã hoàn toàn bình phục. Sáng nào Nguyệt cũng phải duy trì tập thể dục đều đặn nếu như không muốn đôi chân bị cứng đơ. "Nhìn thấy đồng đội đi lại, luyện tập trên sân thỉnh thoảng em có một chút chạnh lòng. Tuy nhiên, em may mắn hơn nhiều người. Trên SVĐ Hà Đông, em nhiều lần khóc khi thấy những người khuyết tật tập đi. Mình còn may mắn hơn nhiều người nên em sẽ phải cố gắng thật nhiều. Sẽ không có thất bại nào bằng sự buông xuôi”, Nguyệt chia sẻ.

Nói về ước vọng trong năm mới, Nguyệt đã cho biết: “Tôi mong năm nay đội tuyển nữ Việt Nam sẽ giành vé dự World Cup. Đó là niềm tự hào và an ủi của tôi cũng như bao đồng đội khác nếu sau này từ giã nghiệp quần đùi áo số. Tôi cũng mong bóng đá nữ VN được xã hội quan tâm, đầu tư nhiều hơn để cuộc sống của chúng tôi bớt khó khăn”.

Xem lại video các cầu thủ ĐT nữ VN "đá như Ronaldo, Barca" ở trận gặp Philippines tại SEA Games vừa qua:

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên 1 2 34

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuyết Ninh - Nam Nguyễn ([Tên nguồn])
Tuyển thủ nữ & chuyện đời thường chưa kể Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN