Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Lào vs Philippines
Logo Lào - LAO Lào
-
Logo Philippines - PHI Philippines
-
Việt Nam vs Indonesia
Logo Việt Nam - VIE Việt Nam
-
Logo Indonesia - IDN Indonesia
-
Atlético Madrid vs Getafe
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Logo Getafe - GET Getafe
-
Brighton & Hove Albion vs Crystal Palace
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Bologna vs Fiorentina
Logo Bologna - BOL Bologna
-
Logo Fiorentina - FIO Fiorentina
-
Heidenheim vs Stuttgart
Logo Heidenheim - HDH Heidenheim
-
Logo Stuttgart - VFB Stuttgart
-
Manchester City vs Manchester United
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
RB Leipzig vs Eintracht Frankfurt
Logo RB Leipzig - RBL RB Leipzig
-
Logo Eintracht Frankfurt - SGE Eintracht Frankfurt
-
Southampton vs Tottenham Hotspur
Logo Southampton - SOU Southampton
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Chelsea vs Brentford
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Milan vs Genoa
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Genoa - GEN Genoa
-
PSG vs Olympique Lyonnais
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Olympique Lyonnais - OL Olympique Lyonnais
-
Barcelona vs Leganés
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Logo Leganés - LEG Leganés
-
Lazio vs Inter Milan
Logo Lazio - LAZ Lazio
-
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
AFC Bournemouth vs West Ham United
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Campuchia vs Timor-Leste
Logo Campuchia - CAM Campuchia
-
Logo Timor-Leste - TLS Timor-Leste
-
Singapore vs Thái Lan
Logo Singapore - SGP Singapore
-
Logo Thái Lan - THA Thái Lan
-
Myanmar vs Lào
Logo Myanmar - MYA Myanmar
-
Logo Lào - LAO Lào
-
Philippines vs Việt Nam
Logo Philippines - PHI Philippines
-
Logo Việt Nam - VIE Việt Nam
-
Monaco vs PSG
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Espanyol vs Valencia
Logo Espanyol - ESP Espanyol
-
Logo Valencia - VAL Valencia
-
Malaysia vs Singapore
Logo Malaysia - MAS Malaysia
-
Logo Singapore - SGP Singapore
-
Thái Lan vs Campuchia
Logo Thái Lan - THA Thái Lan
-
Logo Campuchia - CAM Campuchia
-

Từ chuyện Kiatisak đến thế hệ Hồng Sơn, Huỳnh Đức

HLV Kiatisak đang thổi một luồng gió mới vào bóng đá Thái Lan với những thành công liên tiếp của đội U23 Thái. Sau chức vô địch Sea Games 2013, là bán kết Á vận hội Inchoen 2014. Người Thái đang tận dụng rất tốt “nguồn chất xám nội lực”, còn chúng ta vẫn phải sống nhờ vào thầy ngoại.

“Đời thay đổi khi ta thay đổi”

Giống như nhiều nước trong khu vực ĐNÁ, từ trước tới nay bóng đá Thái Lan vẫn tin dùng HLV ngoại. Nhưng sau những thất bại liên tiếp ở Sea Games cũng như AFF Cup gần đây, liên đoàn bóng đá nước này đã không còn thiết tha với những ông thầy ngoại.

Để đưa bóng đá nước này thoát khỏi cơn “khủng hoảng danh hiệu” cũng như nhanh chóng tìm lại vị thế thống trị ở sân chơi khu vực, tháng 6/2013, Hiệp hội bóng đá Thái Lan (FAT) quyết định bổ nhiệm Kiatisak làm HLV trưởng U23 Thái Lan. Dù có một sự nghiệp thi đấu ấn tượng nhưng thành tích trên băng ghế huấn luyện của “Zico Thái Lan” không có gì nổi bật. Kể từ khi treo giày vào năm 2006, Kiatisak đã dẫn dắt một số câu lạc bộ như HAGL, Chula United, Chonburi… nhưng không thu được thành công đáng kể nào.

Từ chuyện Kiatisak đến thế hệ Hồng Sơn, Huỳnh Đức - 1

Kiatisak thành công trên ghế huấn luyện

Chính vì thế việc Hiệp hội bóng đá Thái Lan (FAT) bổ nhiệm Kiatisak làm thuyền trưởng đội tuyển U23 lúc đó có thể xem là một bất ngờ lớn. Không chỉ đặt niềm tin vào huyền thoại người Thái mà FAT còn trao cho anh quyền tự do lựa chọn nhân sự của đội tuyển.

Từ các trợ lý cho đến cầu thủ đều do Kiatisak trực tiếp chọn lựa mà không cần phải có sự cố vấn của ban, bệ nào. Với kinh nghiệm thi đấu của mình và sự hỗ trợ đắc lực của các cộng sự, Kiatisak đã nhanh chóng lựa chọn được những gương mặt xuất sắc, phù hợp với triết lý bóng đá mà anh theo đuổi.

Và kết quả gần như ngay lập tức Kiatisak gây ấn tượng trong ngày ra mắt bằng trận thắng Trung Quốc 5-1. Tuy là một trận giao hữu nhưng chiến thắng này mang lại một sự tự tin rất lớn và hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho bóng đá Thái Lan. Chức vô địch Sea Games 2013 sau nhiều năm chờ đợi đã giải tỏa cơn khát danh hiệu cho người hâm mộ bóng đá xứ Chùa vàng.

Việc lọt 4 đội mạnh nhất Á vận hội vừa qua chứng tỏ Kiatisak mát tay và thích nghi rất tốt với những đấu trường khác nhau. Và sau những thành công cùng đội tuyển U23, người Thái đã chính thức trao luôn ghế HLV trưởng đội tuyển quốc gia cho Kiatisak để chuẩn bị cho cuộc đua ở AFF Cup 2014.

Nhưng VFF không phải là FAT

Việc bóng đá Thái Lan đang thành công với phương châm sử dụng “cây nhà lá vườn” khiến cho không ít người hâm mô bóng đá Việt Nam cảm thấy chạnh lòng. Chúng ta không thiếu những HLV trẻ, tài năng như Huỳnh Đức, Hữu Thắng, Văn Sỹ…, những người cùng thế hệ với Kiatisak, nhưng họ chưa được trao cơ hội để chứng tỏ bản thân và phục vụ đội tuyển.

Từ chuyện Kiatisak đến thế hệ Hồng Sơn, Huỳnh Đức - 2

Huỳnh Đức từng nhiều lần đối đầu Kiatisak

Kể từ năm 1995, thời điểm bóng đá Việt Nam hội nhập trở lại với sân chơi khu vực không có nhiều HLV nội được tín nhiệm dẫn dắt đội tuyển quốc gia (trừ khi VFF không mời được thầy ngoại). Nhưng sau khi HLV Phan Thanh Hùng và Hoàng Văn Phúc thất bại ở AFF Cup 2012 lẫn Sea Games 2013 thì liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã không còn đặt niềm tin vào thầy nội.

Thực tế thất bại của HLV Phan Thanh Hùng ở AFF Cup 2012 là điều đã được dự báo trước vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong khi đó HLV Hoàng Văn Phúc chưa từng được đánh giá cao về năng lực chuyên môn, chất lượng con người của đội tuyển U23 năm 2013 cũng rất hạn chế.

Một HLV từng được VFF liên hệ dẫn dắt đội tuyển quốc gia năm 2012 đã tiết lộ “Họ chọn người biết nghe lời chứ không phải theo năng lực vì thế sẽ rất khó để làm việc”. Với cơ chế làm việc như thế rất khó để VFF thuyết phục được những người tài toàn tâm, toàn ý cống hiến cho nền bóng đá nước nhà.

Sau khi đắc cử chức chủ tịch VFF, ông Lê Hùng Dũng đang muốn học theo mô hình bóng đá Nhật Bản. Bằng chứng là từ chức trưởng giải V-League đến HLV tuyển quốc gia và sắp tới cả đội tuyển nữ sẽ được “gửi gắm số phận” cho người Nhật. Chúng ta nên học hỏi và tiếp thu những tinh hoa của bóng đá Nhật Bản, nhưng hãy biết tận dụng những nguồn lực mà mình đang có.

Người Thái đang thành công khi biết phát huy nội lực, còn trong mắt VFF dường như HLV nội chưa đủ tầm dẫn dắt đội tuyển Quốc gia. “Bụt chùa nhà không thiêng”, hay cơ chế làm việc của liên đoàn chưa tạo hết điều kiện để người tài phát huy năng lực vốn có? Hỏi có lẽ cũng đã trả lời rồi.

                                                                               

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồ Huyền ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN