Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Partizan vs Dynamo Kyiv
Logo Partizan - PAR Partizan
-
Logo Dynamo Kyiv - DYN Dynamo Kyiv
-
Fenerbahçe vs Lugano
Logo Fenerbahçe - FB Fenerbahçe
-
Logo Lugano - LUG Lugano
-

Nỗi buồn từ khán đài

Vòng 2 V-League 2014, lượng khán giả đến theo dõi các trận đấu tụt kỷ lục.

Những tưởng con số 42 nghìn khán giả ở vòng đầu tiên đã đụng “sàn” về lượng khán giả xem một vòng đấu ở V.League. Tuy nhiên, ở vòng đấu thứ 2, số lượng khán giả đến theo dõi các trận đấu còn “thảm bại” hơn khi chỉ có 35,5 nghìn người (trung bình 5,9 nghìn người/ trận), một con số thấp kỷ lục và cũng là điều đáng để suy ngẫm.

Người ta đã chờ đợi một khí thế hừng hực trên sân Long Xuyên, nơi khán giả An Giang sẽ lần đầu tiên được chứng kiến đội chủ nhà thi đấu ở V.League. Tuy nhiên, sự mong đợi ấy đã biến thành thất vọng khi chiều Chủ nhật vừa qua chỉ có một lượng ít ỏi người hâm mộ đến sân cổ vũ cho thầy trò HLV Nhan Thiện Nhân. Theo thống kê, sân Long Xuyên chỉ có 3,5 nghìn khán giả đến theo dõi, đấy là con số cực thấp so với các trận đấu ở V.League. Nên nhớ con số trung bình của mùa giải 2013 là gần 11 nghìn người/ trận.

Nỗi buồn từ khán đài - 1

Khán giả trên sân An Giang (Ảnh: DƯ HẢI)

Tuy nhiên, sân An Giang lại không phải là sân đấucó lượng khán giả thấp nhất, mà sân bóng giữ kỷ lục ngược này là sân Long An, và cũng là trận đấu ngày “khai sân”. Những khán đài trống vắng, và chỉ xuất hiện cỡ 2 nghìn khán giả có mặt trên sân, trong đó đa phần là vé mời. Trong khi, về ý nghĩa và tầm quan trọng của trận đấu này đối với ĐT.LA là rất lớn. Điều đáng nói hơn cả là trước trận đấu diễn ra, Hội CĐV ĐT.LA đã tổ chức diễu hành xuống tận các huyện để cố gắng mời khán giả đến sân, sự nhiệt huyết của hội CĐV Bến Lức vẫn chưa thể thay đổi tình cảnh của sân bóng vắng tanh cuối tuần qua.

Ngay cả trận đại chiến ở phố Núi giữa HA.GL và Hà Nội T&T cũng chỉ có 7 nghìn người đến dự khán, tất nhiên nếu so với sức chứa của sân bóng này thì đây cũng là con số tạm chấp nhận được, nhưng cũng cho thấy sức hút của V.League đang giảm đáng kể.

Hai sân bóng có lượng CĐV ổn định nhất là Thanh Hóa và Vinh vẫn duy trì và là những sân có lượng khán giả đông nhất, nhưng nếu so với chính họ các mùa giải trước thì vẫn thua kém đáng kể.

Nhiều người đã cho rằng, một trong những lý do khiến cho lượng khán giả đến sân ít ỏi là bởi lịch thi đấu của VPF khi đẩy các trận đấu diễn ra vào thứ 6 và thứ 7 quá nhiều, trong khi chỉ có 2 trận đấu diễn ra vào Chủ nhật. Tuy nhiên, điều đó có phần ngụy biện nhiều hơn, điều quan trọng là cách các CLB và BTC giải đang gây dựng hình ảnh, thương hiệu, đặc biệt trong vấn đề truyền thông đến người hâm mộ là hết sức kém cỏi. Những đội bóng tân binh như QNK.Quảng Nam và HV.An Giang đã làm nguội lạnh tình yêu bóng đá của người dân nơi đây khi họ xây dựng một đội bóng hoàn toàn mới và thiếu chất địa phương. Trong khi đó, giải đấu bắt đầu trong hàng loạt những vấn đề không hay, mà nhà tổ chức không cho thấy khả năng giải quyết vấn đề để có thể lấy lại niềm tin của người hâm mộ.

Vòng đấu thứ 2 đã diễn ra hết sức hấp dẫn với nhiều bàn thắng được ghi, và hy vọng đây sẽ bản lề để từ vòng đấu sau V.League sẽ không còn phải chứng kiến những khán đài trống vắng như thế nữa.

Vòng đấu thứ 2 chỉ có 35.500 khán giả đến xem 6 trận đấu (trung bình 5,9 nghìn người/ trận), con số này chỉ bằng 1 nửa so với con số trung bình của cả mùa giải năm ngoái. Sân Long An là sân bóng có ít khán giả nhất khi chỉ có 2.000 người, trong khi sân Vinh có lượng khán giả đông nhất (11 nghìn người).

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo MỘC THẠCH (thethaohcm.com.vn)
V-League 2023-24: Cuộc đua nóng bỏng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN